Trang chủ Lớp 2 SGK Đạo đức lớp 2 - Cánh diều Câu hỏi Luyện tập trang 21 Đạo đức 2 – Cánh Diều:...

Câu hỏi Luyện tập trang 21 Đạo đức 2 - Cánh Diều: Em đồng tình hoặc không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?...

Trả lời Bài 1, 2, 3, 4 câu hỏi Luyện tập trang 21 SGK Đạo đức lớp 2 - Cánh Diều. Bày tỏ ý kiến Em đồng tình hoặc không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?...

Bài 1

Bày tỏ ý kiến

Em đồng tình hoặc không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

  • Chỉ cần nhận lỗi, sửa lỗi với người lớn.
  • Chỉ cần nhận lỗi, sửa lỗi khi có người khác biết.
  • Khi mắc lỗi, không cần nhận lỗi vì mọi người sẽ quên.
  • Cần nhận lỗi và tìm cách sửa chữa sau khi mắc lỗi.
  • Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

    - Thảo luận nhóm.

    - Phân chia tình huống.

    - Liên hệ thực tế.

    Answer - Lời giải/Đáp án

    - Em không đồng tình với ý kiến A. Vì nếu như chỉ cần nhận lỗi, sửa lỗi với người lớn cho thấy bạn chưa là người trung thực (có thể trường hợp bạn mắc lỗi là với bạn bè hoặc người kém tuổi hơn). Cách nhận lỗi đó khiến cho bạn trở thành người không đáng tin cậy.

    - Em không đồng tình với ý kiến B. Vì việc làm này cho thấy bạn là người thiếu trung thực, nếu như trường hợp không có ai biết về lỗi lầm đó thì bạn đã vô trách nhiệm với việc làm sai của mình. Việc làm đó thể hiện bạn là người đối phó, không đáng tin cậy.

    - Em không đồng tình với ý kiến C. Vì việc làm này cho thấy bạn là người vô trách nhiệm với lỗi lầm mình gây ra, không phải ai cũng có thể quên đi lỗi lầm đó của bạn. Vì vậy, bạn có thể đánh mất đi những mối quan hệ thân thiết xung quanh nếu như cứ tiếp tục có những suy nghĩ sai lệch như vậy.

    - Em đồng tình với ý kiến D. Vì đây là việc làm chính xác sau khi gây ra lỗi lầm. Bất cứ ai cũng có thể mắc lỗi. Nếu chúng ta biết nhận ra lỗi, sửa lỗi và không tái phạm lần sau nữa thì mọi người đều có thể tha thứ cho bạn. Đôi khi, chính những lỗi lầm đó cũng khiến cho ta trưởng thành hơn.


    Bài 2

    Nhận xét hành vi

    Em có nhận xét gì về hành vi xin lỗi của bạn trong mỗi tranh dưới đây?

    Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

    - Trực quan.

    - Thảo luận nhóm.

    - Liên hệ thực tế.

    Answer - Lời giải/Đáp án

    Hình 1:

    (Hình ảnh: Trang 21 SGK)

    Bạn áo xám làm bạn áo xanh ngã. Bạn áo xám đã đỡ bạn áo xanh dậy và nói lời xin lỗi. Lời nói, việc làm của bạn áo xám thể hiện thái độ xin lỗi chân thành, có nghĩa là bạn áo xám đã biết nhận lỗi của mình.

    Hình 2:

    (Hình ảnh: Trang 21 SGK)

    Bạn nữ chạy và va vào một bạn nữ khác, làm sách của bạn nữ đó rơi. Bạn nữ làm sai đã vừa chạy vừa ngoái đầu lại nói lời xin lỗi. Lời xin lỗi chưa thể hiện sự chân thành.

    Chú ý: - Nếu như trong trường hợp thực sự cấp bách thì có thể thông cảm cho cách xin lỗi của bạn nữ đó.

    - Nếu không, bạn nữ nên dừng lại và nói lời xin lỗi, giúp bạn nhặt sách vở lên và đền những quyển đã bị hỏng.

    Hình 3:

    (Hình ảnh: Trang 21 SGK)

    Bạn nam dán lại cuốn truyện đã làm rách của bạn nữ. Bạn nam đã sửa chữa lỗi lầm của mình bằng cách khắc phục lỗi mà mình đã gây ra. Đây cũng là một cách để thể hiện lời xin lỗi chân thành.

    Hình 4:

    Advertisements (Quảng cáo)

    (Hình ảnh Trang 21 SGK)

    Người em trai sau khi làm rách giấy của chị đã hét vào mặt của người chị và nói thêm: “Thế được chưa”. Dường như người em không mong muốn sửa chữa lỗi lầm đó. Đây là cách xin lỗi thiếu chân thành, bất lịch sự, xin lỗi cho có.


    Bài 3

    Xử lý tình huống

    Đề bài: Em sẽ làm gì nếu là bạn trong mỗi tình huống dưới đây?

    Hình ảnh: Trang 22 SGK

    Tình huống 1: Tình huống 2:

    Tình huống 3:

    Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

    - Quan sát tranh.

    - Thảo luận nhóm.

    - Liên hệ thực tế.

    Answer - Lời giải/Đáp án

    Tình huống 1:

    (Hình ảnh: Trang 22 SGK)

    Nếu làm rơi mũ của bạn vào vũng nước, em sẽ nhặt mũ lên, xin lỗi bạn chân thành và làm sạch mũ trước khi trả lại cho bạn. (Mình xin lỗi bạn nhé! Để mình mang mũ về làm sạch rồi mình trả lại cho bạn nhé!).

    Tình huống 2:

    (Hình ảnh: Trang 22 SGK)

    Nếu quên mang đồ dùng theo lời cô dặn, em sẽ xin lỗi cô giáo và không tái phạm lần sau nữa. (Em xin lỗi cô vì đã quên mang đồ dùng học tập đúng lời cô dặn. Em mong cô tha lỗi và em hứa sẽ không phạm lỗi lần sau nữa ạ!).

    Tình huống 3:

    (Hình ảnh: Trang 22 SGK)

    Nếu đi chơi mà quên xin phép mẹ, em sẽ xin lỗi mẹ chân thành, nói rõ lỗi sai của mình, khắc phục lỗi sai đó và không được tái phạm lần sau nữa. (Con xin lỗi vì đã không xin phép mẹ trước khi đi chơi. Con biết lỗi sai của mình rồi. Mẹ đừng giận con nhé! Con hứa sẽ không tái phạm lần sau nữa ạ!).


    Bài 4

    Chia sẻ với các bạn về một lần em đã biết hoặc chưa biết nhận lỗi, sửa lỗi.

    Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

    - Hồi tưởng.

    - Liên hệ với câu chuyện của bản thân.

    Answer - Lời giải/Đáp án

    Chào cô và các bạn. Sau đây em xin chia sẻ về một lần mắc lỗi của mình.

    Trước đây, vì quá ham chơi nên em đã quên làm bài tập về nhà cô giao. Khi được cô hỏi, vì sợ bị cô trách phạt nên em đã nói dối cô rằng: “Thưa cô, hôm qua em bị ốm, mệt quá nên em chưa làm được bài tập”. Sau đó, về nhà em đã suy nghĩ và rất ân hận trước hành động sai lầm đó của mình vì vừa nói dối cô giáo, vừa vô trách nhiệm với chính việc học của bản thân. Hôm sau lên lớp, em đã xin lỗi cô và hứa sẽ không tái phạm lần sau nữa.

    Advertisements (Quảng cáo)