Bài 1
Bạn nào thể hiện cảm xúc tích cực, bạn nào thể hiện cảm xúc tiêu cực?
Hình ảnh: Trang 54 SGK
- Trực quan.
- Thảo luận nhóm/cặp đôi.
- Liên hệ thực tế.
Hình 1:
Bạn nữ đang thể hiện cảm xúc tích cực.
Biểu hiện: nở nụ cười tươi, nét mặt vui mừng.
Hình 2:
Bạn nam đang thể hiện cảm xúc tiêu cực.
Biểu hiện: nét mặt buồn, lời nói bộc lộ cảm xúc và nguyên nhân: “Hình như chẳng ai yêu mình cả”.
Hình 3:
Bạn nam đang thể hiện cảm xúc tiêu cực.
Biểu hiện: nét mặt thể hiện sự tức giận, cau mày, tay nắm nắm đấm cùng lời nói: “Hừ! Lại thua rồi!”.
Hình 4:
Bạn nam đang thể hiện cảm xúc tích cực.
Biểu hiện: nụ cười tươi, nét mặt vui vẻ, ngân nga lời bài hát.
Bài 2
Đóng vai: Em sẽ thể hiện cảm xúc như thế nào trong các tình huống sau:
Advertisements (Quảng cáo)
Hình ảnh: Trang 55 SGK
Em nhận được thư của bố đang công tác ở nơi xa
Em nhận được một món quà mong muốn từ ông già Nô-en.
- Trực quan.
- Phân tích tình huống.
- Thảo luận nhóm/cặp đôi.
- Liên hệ thực tế.
Hình 1: Em nhận được thư của bố đang công tác ở nơi xa.
Thể hiện cảm xúc: Bạn nhỏ nên viết một lá thư hồi đáp gửi cho bố. Trong thư sẽ hỏi thăm sức khỏe bố, bộc lộ nỗi nhớ của bản thân, sự vui mừng, hạnh phúc khi nhận được thư của bố và mong muốn bố sớm trở về với mình.
Hình 2: Em nhận được một món quà mong muốn từ ông già Nô-en.
Thể hiện cảm xúc: Bạn nhỏ có thể nhảy lên, nói to rằng: “Đây đúng là món quà em đang mơ ước. Thật tuyệt vời làm sao!” để thể hiện cảm xúc tích cực, bất ngờ, vui mừng của mình.
Bài 3
Chia sẻ cảm xúc của em trong buổi học ngày hôm nay?
- Chia sẻ trước lớp.
- Liên hệ bản thân.
- Thể hiện cảm xúc.
Em chào thầy/cô và các bạn. Em xin chia sẻ cảm xúc của mình trong buổi học ngày hôm nay.
Buổi học ngày hôm nay thực sự rất vui và bổ ích. Bài học giúp em biết được cách thể hiện cảm xúc tích cực, phân biệt được cảm xúc tích cực và tiêu cực, được tham gia vào các hoạt động, trờ chơi vui nhộn. Đây là buổi học em sẽ ghi nhớ mãi. Cảm ơn thầy/cô đã cho chúng em một bài học hay và bổ ích như vậy!