Trang chủ Lớp 3 Tiếng Việt 3 - Chân trời sáng tạo Bài 3: Luyện tập câu khiến trang 35 Tiếng Việt lớp 3...

Bài 3: Luyện tập câu khiến trang 35 Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Chân trời sáng tạo: Thể hiện cảm xúc của em khi thấy một sản phẩm gốm Bát Tràng đẹp. Ca ngợi ...

Giải bài tập và trả lời câu hỏi Bài 3: Luyện tập câu khiến Tiếng Việt 3 – Chân trời sáng tạo – Tuần 22: Nghệ sĩ tí hon: Tìm từ ngữ biểu thị ý cầu khiến trong mỗi câu dưới đây. Chuyển các câu kể dưới đây thành câu khiển. Đặt 1- 2 câu khiến để: Mượn bạn một quyển sách. Xin phép bố mẹ cho tham gia một câu lạc bộ ở trường.Nói 1- 2 câu: Thể hiện cảm xúc của em khi thấy một sản phẩm gốm Bát Tràng đẹp. Ca ngợi nghệ nhân Bát Tràng.

Câu 1

Tìm từ ngữ biểu thị ý cầu khiến trong mỗi câu dưới đây:

a. Bạn hãy đi cùng chúng mình nhé! 

b. Chúng ta cùng hát lên nào! 

c. Em nên tô theo các nét đã vẽ!

Câu cầu khiến là câu có những từ cầu khiến như: hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào,… hay ngữ điệu cần cầu khiến; dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo,..

Em hãy tìm các từ trên trong các câu trên.

Những từ ngữ biểu thị ý cầu khiến là:

a. hãy

b. nào

c. nên

Câu 2

Chuyển các câu kể dưới đây thành câu khiển:

a. Bé tô màu bức tượng. 

b. Chúng mình đi xem xiếc 

c. Các em chọn màu sắc phù hợp với bức vẽ.

Câu cầu khiến là câu có những từ cầu khiến như: hãy, đừng, chớ,… đi, thôi, nào,… hay ngữ điệu cần cầu khiến; dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo,..

Khi viết, câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than.

a. Bé hãy tô màu bức tượng!

b. Chúng mình đi xem xiếc nào!

Advertisements (Quảng cáo)

c. Các em nên chọn màu sắc phù hợp với bức vẽ.

Câu 3

 Đặt 1- 2 câu khiến để:

a. Mượn bạn một quyển sách 

b. Xin phép bố mẹ cho tham gia một câu lạc bộ ở trường

Em hãy dựa vào dấu hiệu của câu cầu khiến và bối cảnh đề bài cho để đặt câu. 

a. Mượn bạn một quyển sách

=> Bạn hãy cho tớ mượn một quyển sách nhé!

b. Xin phép bố mẹ tham gia một câu lạc bộ ở trường

=> Bố mẹ hãy cho con tham gia một câu lạc bộ ở trường được không ạ?

Vận dụng

Nói 1- 2 câu:

• Thể hiện cảm xúc của em khi thấy một sản phẩm gốm Bát Tràng đẹp.

• Ca ngợi nghệ nhân Bát Tràng.

Em hãy sử dụng các từ ngữ thể hiện cảm xúc: ôi, quá, lắm,… và câu cảm thán để nói 1 -2 câu thể hiện cảm xúc của em khi thấy một sản phẩm gốm Bát Tràng đẹp và ca ngợi nghệ nhân Bát Tràng. 

+ Thể hiện cảm xúc của em khi thấy một sản phẩm gốm Bát Tràng đẹp

Chao ôi! Bình gốm Bát Tràng này mới đẹp làm sao!

+  Ca ngợi nghệ nhân Bát Tràng

Ôi! Bác đúng là một nghệ nhân Bát Tràng tài ba!