Trang chủ Lớp 3 Tiếng Việt 3 - Chân trời sáng tạo Bài 4: Mênh mông mùa nước nổi trang 102, 103 Tiếng Việt...

Bài 4: Mênh mông mùa nước nổi trang 102, 103 Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Chân trời sáng tạo: Trao đổi với bạn về những điều em thấy trong ảnh dưới đây. Mùa nước nổi bắt đầu vào ...

Giải bài tập và trả lời câu hỏi Bài 4: Mênh mông mùa nước nổi Tiếng Việt 3 - Chân trời sáng tạo - Tuần 31: Đất nước mến yêu: Trao đổi với bạn về những điều em thấy trong ảnh dưới đây. Đọc và trả lời câu hỏi. Mùa nước nổi bắt đầu vào thời điểm nào. Những hình ảnh nào báo hiệu mùa nước nổi đã về. Mỗi sự vật dưới đây được tả bằng những từ ngữ nào. Hình ảnh mặt nước có gì đẹp. Mùa nước nổi qua đi để lại những gì cho những vụ mùa sau. Sắp xếp các từ ngữ sau thành câu ca dao. Nói 1 - 2 câu về câu ca dao đã sắp xếp được ở bài tập 2.

Nội dung

Cảnh vật và các hoạt động vào mùa nước nổi.

Phần I

Trao đổi với bạn về những điều em thấy trong ảnh dưới đây:

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Em hãy quan sát tranh và trao đổi với bạn về bức tranh theo gợi ý:

- Bức tranh vẽ gì?

- Màu sắc trong tranh như thế nào?

- Bức tranh gợi cho em cảm xúc gì?

Answer - Lời giải/Đáp án

Bài tham khảo 1:

Mùa xuân đến! Ông mặt trời chiếu những tia nắng vàng rực rỡ xuống mặt đất. Mưa xuân lất phất như tắm mát cho muôn cây, muôn hoa. Nàng tiên mùa xuân đến thay áo mới cho muôn cây, muôn hoa. Chim ca hót líu lo. Xuân về, nhà nhà tưng bừng trang hoàng nhà cửa đón năm mới sang. Người người nô nức đi trảy hội. Tớ cùng bố mẹ đi chúc Tết ông bà, đón một năm mới tươi vui. Tớ luôn mong chờ mùa xuân đến. Tớ thích mùa xuân!.

Bài tham khảo 2:

Mùa thu là mùa của hoa cúc vàng, là mùa đến trường của chúng tớ sau ba tháng hè thú vị. Cái nắng chói chang của ngày hè không còn nữa, thay vào đó là ánh mặt trời dìu dịu dõi bước chúng tớ đến trường. Trời mùa thu trong xanh, khí trời se lạnh bởi những làn gió thu. Không còn tiếng ve kêu râm ran trên những hàng cây, không còn nhành phượng khoe sắc thắm. Những hàng cây bắt đầu đổ lá vàng xuống phố. Trẻ con cũng không còn vui đùa thỏa thích nữa mà phải lo cắp sách đến trường. Nhìn gương mặt phấn khởi của các cô cậu học trò, tớ biết rằng một năm học mới nhiều thành tích đang chờ chúng tớ.

Phần II

Đọc và trả lời câu hỏi

Mênh mông mùa nước nổi

Tháng Bảy nước nhảy lên bờ. Những con nước lớn đổ về. Nước sông dâng lên long lanh như một tấm gương khổng lồ. 

Những chuyến đò ngang sang sông dập dềnh, sóng sánh, xô nước tràn vào đồng. Những chiếc xuồng con bắt đầu toả ra đồng đi giăng câu, thả lưới. Những bụi bông điên điển vàng rực rỡ nghiêng nhành khi chiếc xuồng cầu đi qua, như mời gọi gi đó vươn tay tuốt hái, như để sẻ chia thêm một món ăn đậm đà hương vị mùa nước nổi.

Tiếng hò từ các xuồng cau hoà với ngọn gió lùa thênh thang mát rượi cùng ánh nắng lóng lánh tràn trề mặt nước. Rồi mặt trời bồng bềnh như quả bóng màu vàng cam, thoắt cái lặn xuống cánh đồng chiều để trời và nước sôi vào nhau, hoà làm một.

Có những năm mùa nước nổi về sớm làm ngập chìm những cánh đồng lúa non chưa kịp chín. Nhưng rồi khi mùa nước nổi qua đi, nước lũ lặng lẽ rút dần sau khi chắt chiu bao lớp phù sa nồng nàn cho những vụ mùa sau bội thu trở lại. 

Trần Tùng Chinh

(:) 

• Mùa nước nổi: mùa có nhiều nước từ sông Mê Kông đổ về vùng đồng bằng sông Cửu Long, xảy ra vào khoảng từ tháng 7 đến tháng 10 âm lịch. 

• Con nước: chỉ dòng nước dâng lên hoặc rút đi theo mùa. 

• Điên điển: một loài cây mọc hoang, hoa màu vàng rực, có thể dùng ăn thay rau.

Câu 1

Mùa nước nổi bắt đầu vào thời điểm nào?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Em đọc câu văn đầu tiên để biết mùa nước nổi bắt đầu vào thời điểm nào. 

Answer - Lời giải/Đáp án

Mùa nước nổi bắt đầu vào tháng 7. 

Câu 2

Những hình ảnh nào báo hiệu mùa nước nổi đã về?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Em đọc kĩ đoạn văn thứ nhất để tìm những hình ảnh nào báo hiệu mùa nước nổi đã về. 

Answer - Lời giải/Đáp án

Những hình ảnh báo hiệu mùa nước nổi đã về:

Tháng Bảy nước nhảy lên bờ. Những con nước lớn đổ về. Nước sông dâng lên long lanh như một tấm gương khổng lồ.

Câu 3

Mỗi sự vật dưới đây được tả bằng những từ ngữ nào?

Advertisements (Quảng cáo)

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Em đọc kĩ đoạn văn thứ hai để biết mỗi sự vật trên được tả bằng những từ ngữ nào.

Answer - Lời giải/Đáp án

- Những chuyến đò ngang sông: dập dềnh, sóng sánh, xô nước tràn vào đồng. 

- Những chiếc xuồng con: tỏa ra đồng.

- Những bụi bông điên điển vàng: rực rỡ nghiêng nhành

- Ánh nắng: lóng lánh tràn trề mặt nước.

- Mặt trời bồng bềnh như quả bóng màu vàng cơm.

Câu 4

Hình ảnh mặt nước có gì đẹp?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Em đọc kĩ đoạn văn thứ hai và ba để biết hình ảnh mặt nước có gì đẹp.

Answer - Lời giải/Đáp án

Khi những con nước đổ về: Nước sông dâng lên long lanh như một tấm gương khổng lồ.

Khi mặt trời lặn: trời và nước soi vào nhau, hoà làm một.

Khi những chuyến đò sang sông: mặt nước dập dềnh, sóng sánh, xô nước tràn vào đồng

Câu 5

Mùa nước nổi qua đi để lại những gì cho những vụ mùa sau?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Em đọc đoạn văn cuối bài để biết mùa nước nổi qua đi để lại những gì cho những vụ mùa sau. 

Answer - Lời giải/Đáp án

Khi mùa nước nổi qua đi, nước lũ lặng lẽ rút dần sau khi chắt chiu bao lớp phù sa nồng nàn cho những vụ mùa sau bội thu trở lại. 

Câu 6

Sắp xếp các từ ngữ sau thành câu ca dao: 

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Em hãy sắp xếp các từ đã cho thành câu ca dao. 

Answer - Lời giải/Đáp án

Thấy dừa thì nhớ Bến Tre

Thấy bông sen nhớ đồng quê Tháp Mười

Câu 7

Nói 1 - 2 câu về câu ca dao đã sắp xếp được ở bài tập 2.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Em nói về nội dung của câu ca dao trên.

G:

- Câu ca dao nhắc đến địa điểm nào?

- Địa điểm đó có nét nổi bật là gì?

Answer - Lời giải/Đáp án

Bến Tre là quê hương của dừa nên nhắc tới Bến Tre người ta sẽ nói ngay tới cây dừa. Còn Đồng Tháp Mười trước giờ vẫn nổi tiếng với  những đầm sen bạt ngạt, về Tháp Mười sẽ dễ dàng bắt gặp những đầm sen trải dài. Bởi thế nên khi nhắc tới hoa sen thì con người sẽ nhớ ngay đến Tháp Mười.