Trang chủ Lớp 3 Tiếng Việt 3 - Chân trời sáng tạo Bài: Ôn tập giữa học kì 2 – Tiết 6 trang 76...

Bài: Ôn tập giữa học kì 2 – Tiết 6 trang 76 Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo: Có thể thêm dấu phẩy vào những vị trí nào trong mỗi câu sau. Tìm...

Giải bài tập và trả lời câu hỏi Bài: Ôn tập giữa học kì 2 – Tiết 6 Tiếng Việt 3 – Chân trời sáng tạo – Tuần 27: Ôn tập giữa học kì II: Có thể thêm dấu phẩy vào những vị trí nào trong mỗi câu sau. Tìm câu khiến và câu cảm trong các đoạn văn sau. Đặt câu khiến hoặc câu cảm về một con vật hoặc một loài cây.

Câu 1

Có thể thêm dấu phẩy vào những vị trí nào trong mỗi câu sau:

a. Bóng đá bơi lội cờ vua võ thuật là những môn thể thao được trẻ em yêu thích.

b. Lớp em tham gia tốp ca diễn kịch nhảy dân vũ.

c. Sáng sớm khi mặt trời vừa lên những chú chim đã cất tiếng véo von.

Dấu phẩy (ký hiệu: ,) là một dấu câu được sử dụng để ngắt quãng câu hoặc để thêm một ý khác vào trong câu, hoặc dùng để chia tách các yếu tố trong một danh sách. 

Em đọc câu văn và thêm dấu phẩy vào những vị trí trong câu cho phù hợp. 

a. Bóng đá,  bơi lội, cờ vua, võ thuật là những môn thể thao được trẻ em yêu thích.

b. Lớp em tham gia tốp ca, diễn kịch, nhảy dân vũ.

c. Sáng sớm khi mặt trời vừa lên, những chú chim đã cất tiếng véo von.

Câu 2

Tìm câu khiến và câu cảm trong các đoạn văn sau:

a. Ôi chao, con cá sấu to quá! Mình dái có đấn hơn năm mét. Chỗ quãng bụng giữa, ước chừng một vòng rưỡi tay người lớn ôm mới giáp.

Đoàn Giỏi

b. Các bạn hoa tầm xuân đua nhau gọi:

– Cô đi đâu mà vội thế? Ở đây chơi với chúng em một chút nào! 

Theo Xuân Quỳnh

 

Advertisements (Quảng cáo)

Một vài dấu hiệu để nhận biết một câu bất kỳ là câu cầu khiến gồm:

+ Nếu trong câu tồn tại các từ gồm: thôi, hãy, đi thôi, thôi đừng, thôi nào… thì chắc chắn đó là 1 câu cầu khiến.

+ Nếu kết thúc câu bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm và ngữ điệu, ý nghĩa câu mang tính chất ra lệnh, khuyên bảo hoặc đề nghị.

Những dấu hiệu nhận biết câu cảm thán

Thông thường khi câu có các dấu hiệu dưới đây giúp bạn nhận biết đó là câu cảm thán gồm: 

+ Khi xuất hiện các từ, cụm từ như than ôi, chao ôi, ôi, chao, hỡi ơi, thay, biết bao, xiết bao, biết chừng nào ông ơi, bà ơi, con ơi, quá, lắm… 

+ Khi kết thúc câu là dấu chấm than.

a. Ôi chao, con cá sấu to quá! Mình dái có đấn hơn năm mét. Chỗ quãng bụng giữa, ước chừng một vòng rưỡi tay người lớn ôm mới giáp.

Đoàn Giỏi

b. Các bạn hoa tầm xuân đua nhau gọi:

– Cô đi đâu mà vội thế? Ở đây chơi với chúng em một chút nào!

Theo Xuân Quỳnh

Câu 3

Đặt câu khiến hoặc câu cảm về một con vật hoặc một loài cây.

Em đặt câu theo yêu cầu. 

Ôi! Cái cây này cao quá!

Chúng mình cùng ra chơi với chú cún con nào.