Đọc hiểu
Câu 1:
Hai bàn tay của bạn nhỏ đẹp như thế nào? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:
a. Đẹp như nụ hoa
b. Đẹp như cành hoa hồng
c. Đẹp như cánh hoa hồng
Em đọc khổ 1 của bài thơ để trả lời câu hỏi
Hai bàn tay của bạn nhỏ đẹp như:
a. Đẹp như nụ hoa
Câu 2
Hai bàn tay thân thiết với bạn nhỏ như thế nào? Thay từ in đậm trong khổ thơ sau bằng từ thích hợp:
Em chủ động hoàn thành bài tập.
Đêm em nằm ngủ
Hai tay ngủ cùng
Tay thì bên má
Tay ấp cạnh lòng
Câu 3
Hằng ngày, hai bàn tay làm những việc gì? Đánh dấu vào ô phù hợp.
Em đọc để tìm công việc hằng ngày của hai bàn tay.
Đúng: a, c, d
Sai: b
Câu 4
Khổ thơ nào cho biết bạn nhỏ rất yêu quý hai bàn tay của mình?
Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:
a. Các khổ thơ 1 và 2
b. Các khổ thơ 3 và 4
c. Khổ thơ 5
Advertisements (Quảng cáo)
Em đọc bài thơ và trả lời câu hỏi.
Đáp án c) Khổ thơ 5 cho biết bạn nhỏ rất yêu quý hai bàn tay của mình: Nhìn tay thủ thỉ/ Em yêu em quý/ Hai bàn tay em.
Luyện tập
Câu 1:
Gạch dưới từ so sánh trong các câu thơ sau:
a) Hai bàn tay em
Như hoa đầu cành
b) Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan.
c) Ông trăng như cái mâm vàng
Mọc lên từ đáy đầm làng quê ta.
Em dựa vào đặc điểm của từ so sánh để trả tìm từ so sánh trong các câu thơ.
Từ so sánh trong các câu thơ là:
a) Hai bàn tay em
Như hoa đầu cành
b) Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan.
c) Ông trăng như cái mâm vàng
Mọc lên từ đáy đầm làng quê ta.
Câu 2
Trong các câu thơ sau, từ so sánh được thay thế bằng dấu câu gì? Khoanh tròn dấu câu đó.
a) Diều em – lưỡi liềm
Ai quên bỏ lại.
b) Đêm hè, hoa nở cùng sao
Tàu dừa – chiếc lược chải vào mây xanh.
Em dựa vào kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
Trong các câu thơ sau, từ so sánh được thay thế bằng dấu gạch ngang
a) Diều em – lưỡi liềm
Ai quên bỏ lại.
b) Đêm hè, hoa nở cùng sao
Tàu dừa – chiếc lược chải vào mây xanh.