Trang chủ Lớp 4 Tiếng Việt 4 - Chân trời sáng tạo Sự tích bánh chưng, bánh giầy Sau khi dẹp được giặc...

Sự tích bánh chưng, bánh giầy Sau khi dẹp được giặc Ân, Hùng Vương thứ sáu có ý định truyền ngôi cho con. Nhân dịp đầu xuân, vua…...

Giải chi tiết Bài đọc Bài 1: Sự tích bánh chưng – bánh giầy, Tuần 23: Việt Nam quê hương em Tiếng Việt 4 – Chân trời sáng tạo. Xem đầy đủ hướng dẫn và lời giải dưới đây.

Sự tích bánh chưng, bánh giầy

Sau khi dẹp được giặc Ân, Hùng Vương thứ sáu có ý định truyền ngôi cho con.

Nhân dịp đầu xuân, vua cho họp các hoàng tử lại và bảo: 

– Trong các con, ai tìm được món ăn ngon nhất, có ý nghĩa nhất để dâng cúng Trời Đất, tổ tiên, thì ta sẽ truyền ngôi cho.

Các hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng lên cho vua cha. Riêng người con trai thứ mười tám của Hùng Vương là Lang Liêu, vì mẹ mất sớm, không có người chỉ dạy nên rất lo lắng, không biết chọn món gì.

Một hôm, Lang Liêu nằm mơ gặp được một vị thần. Thần nói với chàng: 

Advertisements (Quảng cáo)

– Trong Trời Đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Con hãy nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng hình Trời và Đất. Rồi lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng hình cha mẹ sinh thành.”

Tỉnh dậy, Lang Liêu vô cùng mừng rỡ. Chàng chọn gạo nếp thật ngon làm bánh vuông để tượng hình Đất, lấy lá xanh bọc ở ngoài và đặt nhân ở trong ruột bánh. Sau đó, chàng đem nấu chin và đặt tên là bánh chưng. Chàng lại giã xôi làm bánh tròn, để tượng hình Trời, gọi là bánh giầỵ 

Đến ngày hẹn, các hoàng tử nô nức đem món ăn ngon đến. Riêng Lang Liêu chỉ có bánh giầy và bánh chưng. Sau khi đi một vòng, vua cha dừng lại rất lâu trước mâm bánh của Lang Liêu, nghe chàng kể lại chuyện thần báo mộng và giải thích ý nghĩa của hai món bánh. Vua nếm thử, thấy bánh ngon, lại có ý nghĩa nên quyết định truyền ngôi lại cho Lang Liêu.

Kể từ đó, mỗi khi đến tết Nguyên Đán, người dân đều làm bánh chưng và bánh giầy để dâng cúng Trời Đất, tổ tiên.

Theo Kho tàng truyện dân gian Việt Nam