Khởi động
Em hãy tìm vị trí của Việt Nam trên quả địa cầu. Việt Nam nằm ở châu lục nào? Chia sẻ những hiểu biết của em về đất nước mình
- Vận dụng những kiến thức đã biết và tham khảo bản đồ hành chính Việt Nam ( SGK trang 7)
- Chỉ ra vị trí của Việt Nam trên địa cầu và chia sẻ những hiểu biết về đất nước mình
- Vị trí địa lý của Việt Nam: Việt Nam nằm ở phía Đông Nam Á, thuộc bán đảo Đông Dương.
- Phần đất liền tiếp giáp với Lào, Campuchia và Trung Quốc. Đất nước Việt Nam hình chữ S. Việt Nam được chia thành ba miền: Bắc, Trung, Nam. Mỗi miền có những đặc điểm khác nhau.
Khám phá 1
Đọc thông tin và quan sát hình 1, em hãy:
- Xác định vị trí địa lý phần đất liền của Việt Nam trên bản đồ.
- Trình bày ảnh hưởng của vị trí địa lý đối với tự nhiên và hoạt động sản xuất ở Việt Nam.
- Đọc kĩ phần 1. Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ (SGK trang 6)
- Chỉ ra được vị trí địa lý cuat Việt Nam trên bản đồ và ảnh hưởng của vị trí đến tự nhiên và hoạt động sản xuất
- Vị trí địa lý: Việt Nam nằm ở khu vực Đông Nam Á. Phần đất liền tiếp giáp với Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia và Biển Đông. Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất và toàn vẹn, bao gồm: vùng đất, vùng biển và vùng trời.
- Ảnh hưởng của vị trí địa lý:
+ Góp phần làm cho thiên nhiên Việt Nam phong phú và đa dạng
+ Tạo điều kiện để phát triển nhiều ngành kinh tế như: nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, du lịch,...
+ Tạo thuận lợi cho Việt Nam trong việc giao lưu với các nước trên thế giới bằng đường bộ, đường biển và đường hàng không.
+ Làm cho Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai và biến đổi khí hậu như: bão, lũ lụt, hạn hán, nước biển dâng,…
Khám phá 2
Quan sát hình 1, em hãy:
- Nhận xét hình dạng lãnh thổ phần đất liền của Việt Nam
- Chỉ trên lược đồ và kể tên một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương của Việt Nam.
- Đọc kĩ phần 2. Hình dạng lãnh thổ và các đơn vị hành chính của Việt Nam (SGK trang 8)
- Chỉ ra được 1 số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương của Việt Nam.
- Hình dạng lãnh thổ Việt Nam: Phần đất liền của nước ta hẹp ngang, chạy dài theo chiều bắc-nam, với đường bờ biển dài 3 260km, cong như hình chữ S.
- Một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ
Khám phá 3
Advertisements (Quảng cáo)
Đọc thông tin và quan sát các hình 2, 3, 4 em hãy cho biết ý nghĩa của Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Đọc kĩ phần 3. Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca của Việt Nam (SGK trang 8)
- Chỉ ra được ý nghĩa của Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Quốc kì: Nền đỏ tượng trưng cho cách mạng, màu vàng tượng trưng cho dân tộc Việt Nam và năm cánh sao tượng trưng cho 5 tầng lớp (sĩ, nông, công, thương, binh) cùng đoàn kết. Quốc kì thể hiện cho sự độc lập, tự do, thống nhất toàn vẹn của Việt Nam
- Quốc huy: Bông lúa tượng trưng cho nông nghiệp, bánh xe tượng trưng cho công nghiệp. Quốc huy thể hiện khát vọng về một nền hòa bình độc lập, tự do và về một nước Việt Nam thịnh vượng, hùng cường
- Quốc ca: Bài hát cổ vũ tinh thần, lòng yêu nước của mọi người dân Việt Nam cùng đứng lên giành độc lập dân tộc và xây dựng Tổ quốc Việt Nam. Quốc ca đã trở thành một phần giá trị tinh thần của dân tộc Việt Nam.
Luyện tập 1
Xác định và mô tả vị trí địa lý của Việt Nam trên bản đồ khu vực Đông Nam Á?
- Đọc kĩ phần 1. Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ (SGK trang 6)
- Chỉ ra được vị trí địa lý của Việt Nam trên bản đồ khu vực Đông Nam Á
+ Vị trí địa lý của Việt Nam:
- Việt Nam nằm trên bán đảo Đông Dương, khu vực Đông Nam Á, ven biển Thái Bình Dương.
- Phía Đông tiếp giáp với Biển Đông, Phía Bắc và phía Tây tiếp giáp với lần lượt với 3 nước Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia.
Luyện tập 2
Hãy vẽ sơ đồ về ảnh hưởng của vị trí địa lý đối với tự nhiên và hoạt động sản xuất ở Việt Nam theo gợi ý dưới đây vào vở ghi
- Đọc kĩ phần 1. Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ (SGK trang 6)
- Chỉ ra được những ảnh hưởng của vị trí địa lý đối với tự nhiên và hoạt động sản xuất ở Việt Nam
Vận dụng
Ở trường học, em tham gia lễ Chào cờ và hát Quốc ca khi nào? Hãy cho biết cảm nghĩ của em khi đó.
- Vận dụng những kiến thức đã biết và tham khảo trên mạng
- Chỉ ra được thời gian và cảm xúc của em khi tham gia lễ Chào cờ và hát Quốc ca
- Ở trường học, em được tham gia lễ Chào cờ và hát Quốc ca vào mỗi sáng thứ hai hàng tuần. Khi nhìn lá cờ đỏ sao vàng tung bay trong gió, các em cảm thấy tự hào về đất nước và dân tộc của mình. Em cảm thấy xúc động và dâng trào lòng yêu nước khi được hát Quốc ca và ý thức được trách nhiệm của mình trong việc học tập, rèn luyện và bảo vệ Tổ quốc.