Trang chủ Lớp 5 SGK Lịch sử và Địa lí lớp 5 - Cánh diều Bài 14: Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 – Lịch sử...

Bài 14: Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 - Lịch sử và Địa lý 5 Cánh diều: Đọc thông tin và quan sát hình 2,3, em hãy kể lại câu chuyện kéo pháo ở Điện Biên Phủ...

Vận dụng những kiến thức đã biết và tham khảo trên mạng. Giải chi tiết Khởi động; Khám phá: 1, 2; Luyện tập: 1, 2, Vận dụng - Bài 14: Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 - SGK Lịch sử và Địa lí 5 Cánh diều - Chủ đề 3. Xây dựng và bảo vệ đất nước Việt Nam. Quan sát hình 1 và chia sẻ hiểu biết của em về những chiếc xe đạp thồ và chiến dịch Điện Biên Phủ Đọc thông tin và quan sát hình 2,3...

Khởi động

Quan sát hình 1 và chia sẻ hiểu biết của em về những chiếc xe đạp thồ và chiến dịch Điện Biên Phủ

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

- Vận dụng những kiến thức đã biết và tham khảo trên mạng

- Chỉ ra được thông tin về những chiếc xe đạp thồ và chiến dịch Điện Biên Phủ

Answer - Lời giải/Đáp án

- Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954) là một trong những chiến công chói lọi trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam thế kỉ XX. Đây là thắng lợi của cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì và gian khổ của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

- Xe đạp thồ là phương tiện vận chuyển chính trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Chúng còn được gọi là “binh chủng xe đạp thồ”, được ví như “vua vận tải” chiến trường, “binh đoàn nửa cơ giới” vì có nhiều ưu điểm vượt trội và có thể khắc phục được nhiều nhược điểm của nhiều phương tiện vận chuyển khác. Loại phương tiện này linh hoạt, nhỏ gọn, cơ động nên có thể di chuyển trên mọi địa hình đồi núi, sông suối, dù là khó khăn nhất, cũng có thể vận chuyển được các vật tư khác nhau, lại không cần nhiên liệu, dễ sửa chữa, dễ ngụy trang và có thể đi lẻ hoặc thành đoàn trong mọi điều kiện thời tiết.


Khám phá 1

Đọc thông tin và quan sát hình 2,3, em hãy kể lại câu chuyện kéo pháo ở Điện Biên Phủ, câu chuyện về anh Bế Văn Đàn. Em học được điều gì từ hành động của các anh Tô Vĩnh Diện, Bế Văn Đàn?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

- Đọc kĩ phần 1. Chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ (SGK trang 67)

- Chỉ ra điều em học được từ hành động của các anh Tô Vĩnh Diện, Bế Văn Đàn

Answer - Lời giải/Đáp án

- Kéo pháo ở Điện Biên Phủ

Để chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ, bộ đội được lệnh kéo pháo vào trận địa. Mỗi khẩu pháo nặng mấy tấn, phải dùng tới 150 đến 160 chiến sĩ trẻ, khoẻ để kéo quanh những ngọn núi có độ dốc tới 60 độ,... Mỗi đêm, kéo pháo được vài ba cây số, nếu trời mưa, đường, trơn thì chỉ kéo được 500 đến 600 mét....

Sau hơn một tuần khẩn trương kéo cả ngày lẫn đêm, pháo đã vào trận địa. Nhận thấy chiến dịch chưa thể bắt đầu, các đơn vị lại được lệnh kéo pháo ra..... Những đêm cuối tháng trời tối, đường dốc cheo leo, việc kéo pháo ra càng trở nên nặng nhọc, đồ cả mồ hôi và máu,... Trong đó, có tấm gương của anh Tô Vĩnh Diện đã hi sinh thân mình cứu pháo. Với nỗ lực quyết tâm của bộ đội pháo binh và sự ủng hộ từ hậu phương, các đơn vị đã kéo pháo ra điểm quy định.

Chuyện anh Bế Văn Đàn

Bế Văn Đàn (1931 - 1953) là người dân tộc Tây, quê ở huyện Phục Hoà (nay là huyện Quảng Hòa), tỉnh Cao Bằng.

Năm 1953, trong trận chiến ở Mường Pồn, đại đội của anh Bế Văn Đàn thương vong nhiều. Khẩu trung liên của Chu Văn Pù chưa bắn được vì không có chỗ kê súng. Không ngần ngại, Bế Văn Đàn chạy lại cầm khẩu trung liên đặt lên vai mình và hô đồng đội bắn. Anh Pù còn do dự thì Bế Văn Đàn đã nói: "Kẻ thù trước mặt, đồng chỉ có thương tôi thì bắn đi”. Anh Pù nghiến răng nổ súng.

Bế Văn Đàn hy sinh khi hai tay vẫn ghi chật chân súng trên vai. Anh được Nhà nước truy tặng Huân chương Quân công hạng Nhì và danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

=> Bài học rút ra từ 2 câu chuyện trên: Hai tấm gương trên đã khiến em rất xúc động. Hai anh là hai trong những tấm gương hi sinh thân mình để bảo vệ tổ quốc. Nhìn vào những tấm gương đó, em tự nhủ mình phải cố gắng học tập, rèn luyện chăm chỉ để làm giàu đẹp hơn cho đất nước, xứng đáng với sự hi sinh của các anh.


Khám phá 2

Đọc thông tin và quan sát các hình 4, 5, em hãy kể lại diễn biến chính của chiến dịch Điện Biên Phủ

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

- Đọc kĩ phần 2. Diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ (SGK trang 69)

- Chỉ ra được diễn biến chính của chiến dịch Điện Biên Phủ

Answer - Lời giải/Đáp án

- Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra trong 56 ngày đêm, chia làm ba đợt:

+ Từ ngày 13-3 đến ngày 17-3-1954: quân ta lần lượt chiếm được cứ điểm Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc.

+ Từ ngày 30-3 đến ngày 26-4-1954: quân ta tấn công và tiêu diệt các cứ điểm ở phía đông phân khu Trung tâm

+ Từ ngày 1/5 đến ngày 7-5-1954: quân ta đánh chiếm các cứ điểm còn lại ở phân khu Trung tâm và phân khu nam. 17 giờ 30 phút ngày 7/5/1954, tướng Đờ Ca-xto-ri đầu hàng, chiến dịch toàn thắng


Luyện tập 1

Advertisements (Quảng cáo)

Sử dụng lược đồ hình 4, tóm tắt diễn biến chính của chiến dịch Điện Biên Phủ bằng đường thời gian

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

- Đọc kĩ phần 2. Diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ (SGK trang 69)

- Chỉ ra diễn biến chính của chiến dịch Điện Biên Phủ bằng đường thời gian

Answer - Lời giải/Đáp án


Luyện tập 2

Viết tên nhân vật lịch sử tương ứng với các hành động trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 theo gợi ý bảng dưới đây vào vở ghi

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

- Đọc kĩ phần 2. Diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ (SGK trang 69)

- Chỉ ra được tên nhân vật lịch sử tương ứng với các hành động trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954

Answer - Lời giải/Đáp án

Hành động

Nhân vật

Người đã lấy thân mình làm giá súng

Bế Văn Đàn

Người đã hi sinh thân mình cứu pháo

Tô Vĩnh Diện

Người đã bắt sống tướng Đờ Ca-xto-ri

Đại đội trưởng Tạ Quốc Luật


Vận dụng

Sưu tầm và kể lại cho bạn cùng lớp câu chuyện về một số anh hùng trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 mà em ấn tượng

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

- Vận dụng những kiến thức đã biết và tham khảo trên mạng

- Chỉ ra được câu chuyện về một số anh hùng trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954

Answer - Lời giải/Đáp án

- Anh hùng Trần Can

Trần Can sinh năm 1931 ở xã Sơn Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Ngay từ khi còn nhỏ Can đã rất thích vào bộ đội để được cầm súng giết giặc cứu nước. Khi lớn lên anh đã ba lần viết đơn xin tình nguyện đi bộ đội, nhưng vì sức khỏe yếu nên đến lần thứ tư, năm 1951, mới được chấp thuận.

Từ khi vào bộ đội, Trần Can chiến đấu rất dũng cảm, mưu trí, chỉ huy hết sức linh hoạt. Trong mọi hoàn cảnh khó khăn ác liệt, anh đều kiên quyết dẫn đầu đơn vị vượt lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đã hai lần anh bị thương nhưng vấn tiếp tục chiến đấu, chỉ huy đơn vị kiên quyết tiến công tiêu diệt địch. Tấm gương Trần Can đã thiết thực cổ vũ phong trào thi đua giết giặc lập công sôi nổi trong toàn đơn vị.

Trong trận đánh đồi Him Lam mở đầu cho chiến dịch Điện Biên Phủ, Trần Can được giao nhiệm vụ chỉ huy tiểu đội thọc sâu diệt sở chỉ huy và cắm lá cờ “quyết chiến, quyết thắng” của Hồ Chủ Tịch giao cho quân đội, lên đồn Pháp. Khi nổ súng mặc cho hỏa lực quân Pháp bắn ra dữ dội, anh dẫn đầu tiểu đội vượt qua lô cốt tiền duyên, chọc thẳng vào sở chỉ huy như một mũi dao nhọn cắm vào giữa tim gan địch, rồi nhảy lên lô cốt cắm lá cờ. Sau đó anh chỉ huy tiểu đội diệt lính Pháp còn lại trong hầm ngầm, bắt sống 25 tên và tịch thu nhiều vũ khí.

Trong trận đánh điểm cao 507, anh dũng cảm dẫn đầu tiểu đội xông lên áp đảo quân Pháp, chiếm mỏm cột cờ. Lính Pháp bắn đạn dữ dội và cho quân địch chiếm lại. Ta với Pháp giành giật nhau từng thước đất hết sức quyết liệt. Anh cùng đồng đội kiên quyết giữ vững và tiến công đánh bại 4 đợt phản kích của địch, chúng xông lên trong đợt công kích thứ năm, chúng ném lựu đạn tới tấp trước khi xung phong. Trần Can nhặt lựu đạn ném lại và chỉ huy đơn vị nhảy lên bờ hào đánh ráp lá cà. Cán bộ đại đội bị thương vong hết, bản thân Trần Can cũng bị thương nhưng anh vẫn quyết tâm thay thế cán bộ đại đội chỉ huy bộ đội chiến đấu suốt đêm.

Sáng hôm sau anh tập trung thương binh nhẹ lại, động viên bộ đội, chấn chỉnh tổ chức, củng cố trận địa. Quân Pháp lại phản kích dữ dội, mong đánh bại quân ta, giành cửa ngõ tiến vào Mường Thanh. Trần Can chỉ huy đơn vị đánh tan đợt pháo kích của chúng, kiên quyết giữ vững trận địa, tạo thế cho đơn vị tiến vào Mường Thanh. Anh đã hy sinh anh dũng sáng ngày 7 tháng 5 năm 1954, ngày kết thúc chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.

Khi hy sinh Trần Can là Đại đội phó bộ binh thuộc Trung đoàn 209, Đại đoàn 312, là Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Liệt sĩ Trần Can được tặng thưởng Huân chương Quân công hạng Nhì.

Advertisements (Quảng cáo)