Trang chủ Lớp 5 SGK Lịch sử và Địa lí lớp 5 - Cánh diều Đọc thông tin và quan sát các hình 2,3,4, hãy: Kể lại...

Đọc thông tin và quan sát các hình 2,3,4, hãy: Kể lại một số nét chính về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn - Kể câu chuyện về một số...

Đọc kĩ phần 1. Khởi nghĩa Lam Sơn (SGK trang 49). Giải chi tiết Khám phá 1 - Bài 11: Khởi nghĩa Lam Sơn và Triều Hậu Lê - SGK Lịch sử và Địa lí lớp 5 Cánh diều.

Câu hỏi/bài tập:

Đọc thông tin và quan sát các hình 2,3,4, hãy:

- Kể lại một số nét chính về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

- Kể câu chuyện về một số nhân vật lịch sử tham gia khởi nghĩa Lam Sơn

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

- Đọc kỹ phần 1. Khởi nghĩa Lam Sơn (SGK trang 49)

- Chỉ ra được một số nét chính về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

Answer - Lời giải/Đáp án

a, Một số nét chính về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:

- Mùa xuân năm 1418, người anh hùng Lê Lợi đã cùng với 50 tướng văn tướng võ và một số chí sĩ như Nguyễn Lý, Lê Văn An… phất cờ khởi nghĩa. Ông tự xưng là Bình Định Vương và kêu gọi nhân dân đánh quân Minh cứu nước.

- Khởi nghĩa Lam Sơn gồm ba giai đoạn lớn: hoạt động ở vùng núi Thanh Hóa (1418-1423), tiến vào phía nam (1424-1425) và giải phóng Đông Quan (1426-1427).

+ Giai đoạn 1418 – 1423: Căn cứ nghĩa quân nhiều lần bị bao vây. Nghĩa quân ba lần rút lên vùng núi Chí Linh (Thanh Hoá)

+ Giai đoạn 1424 – 1425: Giải phóng Nghệ An, mở rộng vùng giải phóng từ Thanh Hoá đến đèo Hải Vân

Advertisements (Quảng cáo)

+ Giai đoạn 1426 – 1427: Từ 10/1427, giành chiến thắng ở Chi Lăng, Xương Giang. Tháng 12/1427, quân Minh đầu hàng, khởi nghĩa giành thắng lợi

b, Câu chuyện về nhân vật Lê Lai

Khi Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa, ông là tướng luôn ở bên cạnh, xông pha nhiều trận hiểm nguy. Bấy giờ quân Lam Sơn ít lính, thiếu lương, thường bị quân Minh đánh bại. Cuối tháng 4 năm 1418, Lê Lợi bị thua trận ở Mường Một, chạy thoát về Trịnh Cao, quân Minh đuổi theo vây chặt các lối hiểm yếu. Trong tình thế nguy cấp, Lê Lợi họp các tướng lại hỏi:

– Nay thế trận hiểm nguy, có ai dám bắt chước Kỷ Tín đời Hán, thân khoác hoàng bào mà chết thay ta không?Các tướng đều ngồi yên không ai dám thưa. Lê Lai đứng dậy nói:

– Thần này nguyện được tử trận thay cho chúa công. Ví như sau này giành được giang sơn thì xin nghĩ đến công lao của thần, khiến cho con cháu muôn đời được nhờ quốc ân, được vậy thần chết cũng nhắm mắt.

Lê Lợi rất thương cảm. Lê Lai nói:

– Tình hình nguy khốn, nếu ngồi khư khư, quân thần chung mạng, bao công sức đây hãy còn gì. Nếu theo kế này, may ra có thể thoát được. Kẻ trung thần chết vì nước nào có tiếc gì?

Lê Lợi vái trời khấn rằng:

– Lê Lai có công đổi áo, nếu sau này khôi phục nghiệp xưa, nếu không nhớ đến công lao ấy, thì xin cho cung điện biến thành rừng núi, ấn triện biến thành cục đồng, gươm thần biến thành dao cùn.

Lê Lai vâng mệnh mang 2 voi và 500 quân kéo ra trại quân Minh khiêu chiến. Quân Minh đổ ra đánh. Lê Lai thúc ngựa xông thẳng vào giữa trận hô to:

– Ta là chúa Lam Sơn đây!

Quân Minh ngỡ là Lê Lợi nên xúm lại đánh kịch liệt. Lê Lai xung trận giết giặc rồi kiệt sức, bị quân Minh bắt và đêm hành hình. Hôm ấy là ngày 29 tháng 4.

Lê Lợi nhân lúc việc vây hãm của địch lơi lỏng, cùng các tướng chạy ra đường khác, trốn thoát. Cảm động lòng trung nghĩa của ông, Lê Lợi sai người ngầm tìm được thi hài ông, mang về an táng ở Lam Sơn.