Câu 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 59 SGK Toán 5 Cánh diều
Nói cho bạn nghe những điều em học được trong chủ đề này:
Nhắc lạinhững điều em đã học được trong chủ đề này.
- Đọc, viết được hỗn số, số thập phân.
- Làm tròn số thập phân và vận dụng trong cuộc sống.
- Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
Câu 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 59 SGK Toán 5 Cánh diều
a) Nêu phân số hoặc hỗn số chỉ phần đã tô màu trong các hình sau:
b) > , < , = ?
c) Tìm lỗi sai rồi sửa lại cho đúng:
d) Tính:
a) Quan sát hình vẽ và nêu phân số hoặc hỗn số thích hợp chỉ phần đã tô màu.
b) Muốn so sánh hai phân số khác mẫu số, ta có thể quy đồng mẫu số hai phân số đó, rồi so sánh các tử số của hai phân số mới.
c) Nếu nhân cả tử số và mẫu số của một phân số với cùng một số tự nhiên khác 0 thì được một phân số bằng phân số đã cho.
d) Muốn cộng (hoặc trừ) hai phân số khác mẫu số ta quy đồng mẫu số hai phân số đó, rồi cộng (hoặc trừ) hai phân số đã quy đồng mẫu số.
a) Hình 1: $\frac{3}{7}$ ; Hình 2: $\frac{3}{8}$ ; Hình 3: $2\frac{1}{4}$
b)
c) Lỗi sai: $\frac{3}{4} = \frac{{12}}{{20}}$ ; Sửa lại: $\frac{3}{4} = \frac{{3 \times 5}}{{4 \times 5}} = \frac{{15}}{{20}}$
Lỗi sai: $\frac{3}{5} = \frac{{12}}{{30}}$ ; Sửa lại: $\frac{3}{5} = \frac{{3 \times 6}}{{5 \times 6}} = \frac{{18}}{{30}}$
Lỗi sai: $\frac{1}{6} = \frac{6}{{54}}$ ; Sửa lại: $\frac{1}{6} = \frac{{1 \times 9}}{{6 \times 9}} = \frac{9}{{54}}$
d) $\frac{5}{8} + \frac{1}{3} = \frac{{15}}{{24}} + \frac{8}{{24}} = \frac{{23}}{{24}}$
$\frac{1}{6} + \frac{8}{9} = \frac{3}{{18}} + \frac{{16}}{{18}} = \frac{{19}}{{18}}$
$\frac{4}{5} - \frac{3}{4} = \frac{{16}}{{20}} - \frac{{15}}{{20}} = \frac{1}{{20}}$
$\frac{5}{{12}} - \frac{3}{{20}} = \frac{{25}}{{60}} - \frac{9}{{60}} = \frac{{16}}{{60}} = \frac{4}{{15}}$
Câu 3
Trả lời câu hỏi 3 trang 60 SGK Toán 5 Cánh diều
Cho các thẻ chữ số và thẻ dấu phẩy sau:
a) Lập một số thập phân có sáu chữ số khác nhau, trong đó có ba chữ số ở phần thập phân.
b) Làm tròn số thập phân lập được ở câu a đến hàng đơn vị, hàng phần mười, hàng phần trăm.
a) Lập một số thập phân có sáu chữ số khác nhau và có ba chữ số ở phần thập phân.
b) Áp dụng quy tắc làm tròn đã học.
a) Ví dụ: 345, 618
Lưu ý: Học sinh có thể lập một số thập phân khác thỏa mãn điều kiện đề bài cho.
b) Số 345, 618 làm trong đến hàng đơn vị là 346. (Vì số 345, 618 gần với số 346 hơn 345)
Số 345, 618 làm trong đến hàng phần mười là 345,6. (Vì số 345,618 gần với số 345,6 hơn số 345,7)
Số 345, 618 làm trong đến hàng phần trăm là 345,62. (Vì số 345,618 gần với số 345,62 hơn số 345,61)
Câu 4
Trả lời câu hỏi 4 trang 60 SGK Toán 5 Cánh diều
Ở mỗi ngã rẽ, Thu sẽ rẽ theo con đường ghi số thập phân bé hơn. Theo em, Thu đến thăm nhà bạn nào?
So sánh các số thập phân ở mỗi ngã rẽ, số thập phân nào bé hơn thì Thu sẽ đi theo con đường ghi số thập phân đó.
Ta có: 0,75 < 1,25 và 0,352 < 0,37.
Vậy Thu đến thăm nhà bạn An.
Advertisements (Quảng cáo)
Câu 5
Trả lời câu hỏi 5 trang 61 SGK Toán 5 Cánh diều
a) Chị Mai trộn bột mì và đường để làm bánh theo công thức 5 phần bột, 2 phần đường. Biết rằng khối lượng bột và đường sau khi trộn là 420 g. Hỏi chị Mai đã trộn bao nhiêu gam bột, bao nhiêu gam đường?
b) Tổng số lượt khách tham quan vườn bách thú trong tuần thứ nhất và tuần thứ hai là 240 lượt. Do thời tiết không thuận lợi nên số lượt khách tham quan vườn bách thú trong tuần thứ hai giảm đi 3 lần so với tuần thứ nhất. Tính số lượt khách tham quan trong mỗi tuần.
- Tìm tổng số phần bằng nhau.
- Tìm giá trị của 1 phần = Tổng hai số : tổng số phần bằng nhau.
- Tìm số bé = Giá trị một phần x số phần của số bé
- Tìm số lớn = Giá trị một phần x số phần của số lớn
a) Ta có sơ đồ:
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:
2 + 5 = 7 (phần)
Chị Mai đã trộn số gam bột là:
420 : 7 x 5 = 300 (g)
Chị Mai đã trộn số gam đường là:
420 – 300 = 120 (g)
Đáp số: Bột: 300 g
Đường 120 g
b) Ta có sơ đồ:
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:
1 + 3 = 4 (phần)
Số lượt khách tham quan trong tuần thứ hai là:
240 : 4 x 1 = 60 (lượt)
Số lượt khách tham quan trong tuần thứ nhất là:
240 – 60 = 180 (lượt)
Đáp số: Tuần thứ nhất: 180 lượt
Tuần thứ hai: 60 lượt
Câu 6
Trả lời câu hỏi 6 trang 61 SGK Toán 5 Cánh diều
Quan sát bảng sau:
a) Khi độ dài cạnh hình vuông giảm đi 2 lần thì chu vi hình vuông giảm đi bao nhiêu lần?
b) Khi độ dài cạnh hình vuông giảm đi 4 lần thì chu vi hình vuông giảm đi bao nhiêu lần?
c) Nêu nhận xét về quan hệ phụ thuộc giữa chu vi của hình vuông với độ dài cạnh của nó.
Dựa vào số liệu trong bảng để trả lời câu hỏi và đưa ra nhận xét.
a) Khi độ dài cạnh hình vuông giảm đi 2 lần thì chu vi hình vuông giảm đi 2 lần.
b) Khi độ dài cạnh hình vuông giảm đi 4 lần thì chu vi hình vuông giảm đi 4 lần.
c) Nhận xét: Độ dài cạnh hình vuông gấp lên (hoặc giảm đi) bao nhiêu lần thì chu vi hình vuông gấp lên (hoặc giảm đi) bấy nhiêu lần.
Câu 7
Trả lời câu hỏi 7 trang 61 SGK Toán 5 Cánh diều
Ước lượng chiều dài và chiều rộng của sàn phòng học lớp em theo đơn vị mét rồi tính diện tích phòng học đó. Làm tròn số đo diện tích tìm được đến hàng chục và ước lượng xem cần ghép bao nhiêu mặt sàn phòng học như vậy thì có diện tích là 1 ha.
- Ước lượng chiều dài và chiều rộng của sàn phòng học lớp em theo đơn vị mét.
- Diện tích phòng học = chiều dài x chiều rộng
- Làm tròn số đo diện tích phòng học đến hàng chục.
- Số mặt sàn phòng học cần ghép = 10 000 : diện tích sàn phòng học.
Ví dụ:
Phòng học lớp em có chiều dài khoảng 8 m, chiều rộng khoảng 6 m.
Diện tích phòng học khoảng: 8 x 6 = 48 (m2)
Làm tròn số 48 đến hàng chục được số 50.
Đổi: 1 ha = 10 000 m2
Số mặt sàn phòng học cần ghép để có diện tích là 1 ha là: 10 000 : 50 = 200 (mặt sàn)