Câu 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 86 SGK Toán 5 Cánh diều
Đặt tính rồi tính:
Muốn chia một số thập phân cho một số thập phân, ta làm như sau:
- Đếm xem có bao nhiêu chữ số ở phần thập phân của số chia thì chuyển dấu phẩy ở số bị chia sang bên phải bấy nhiêu chữ số.
- Bỏ dấu phẩy ở số chia rồi thực hiện phép chia như chia cho số tự nhiên.
Câu 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 86 SGK Toán 5 Cánh diều
a) Tính rồi nên nhận xét về kết quả các phép chia một số thập phân cho 0,1; 0,01; …
5,7 : 0,1
3,21 : 0,1
18,75 : 0,1
15,38 : 0,01
b) Thảo luận về nhận xét sau và lấy ví dụ:
c) Tính nhẩm
14,23 : 0,1
0,26 : 0,01
20,251 : 0,001
4,125 : 0,001
a) Đếm xem có bao nhiêu chữ số ở phần thập phân của số chia thì chuyển dấu phẩy ở số bị chia sang bên phải bấy nhiêu chữ số rồi tính kết quả.
b) Thảo luận về nhận xét và lấy ví dụ.
c) Dựa vào nhận xét của ý b để tính nhẩm.
a) 5,7 : 0,1 = 57 : 1 = 57
3,21 : 0,1 = 32,1 : 1 = 32,1
18,75 : 0,1 = 187,5 : 1 = 187,5
15,38 : 0,01 = 1 538 : 1 = 1 538
Nhận xét: Khi chia một số thập phân cho 0,1 ; 0,01 ; 0,001; ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó lần lượt sang bên phải một, hai, ba, … chữ số.
b) Ví dụ: 34,5 : 0,1 = 345
c) 14,23 : 0,1 = 142,3
0,26 : 0,01 = 26
20,251 : 0,001 = 20 251
4,125 : 0,001 = 4 125
Câu 3
Trả lời câu hỏi 3 trang 86 SGK Toán 5 Cánh diều
a) Tính (theo mẫu).
15 : 7,5
33 : 0,3
8 : 0,02
b)
49,5 : 0,45
12,6 : 0,28
2,6 : 0,13
Quan sát ví dụ mẫu rồi thực hiện phép chia.
Câu 4
Advertisements (Quảng cáo)
Trả lời câu hỏi 4 trang 87 SGK Toán 5 Cánh diều
Tính giá trị của mỗi biểu thức sau:
- Nếu trong biểu thức chỉ có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì ta thực hiện các phép tính nhân, chia trước; rồi thực hiện các phép tính cộng, trừ sau.
- Với biểu thức có dấu ngoặc thì ta thực hiện các phép tính trong ngoặc trước.
a) 6,144 : 12 + 1,64 = 0,512 + 1,64
= 2,152
b) 1,6 x 1,1 + 1,8 : 4 = 1,76 + 0,45
= 2,21
c) 9,24 – (2,49 + 4,92) = 9,24 – 7,41
= 1,83
d) 4,8 – 0,42 x 8,5 = 4,8 – 3,57
= 1,23
Câu 5
Trả lời câu hỏi 5 trang 87 SGK Toán 5 Cánh diều
a) Có hai túi cà phê, túi thứ nhất cân nặng 1,5 kg, túi thứ hai cân nặng 0,9 kg. Hỏi:
- Túi thứ nhất nặng hơn túi thứ hai bao nhiêu ki-lô-gam?
- Phải chuyển từ túi thứ nhất sang túi thứ hai bao nhiêu ki-lô-gam cà phê để hai túi có cân nặng như nhau?
b) Chị Huế muốn đựng 2,6 kg bột đậu xanh vào các lọ thủy tinh. Có hai loại lọ như hình bên. Theo em, nếu chỉ chọn lọ loại 0,65 kg thì cần ít nhất mấy lọ? Nếu chỉ chọn lọ loại 0,4 kg thì cần ít nhất mấy lọ?
a)
- Số kg túi thứ nhất nặng hơn túi thứ hai = Cân nặng túi thứ nhất – cân nặng túi thứ hai.
- Tổng số cân nặng của cả hai túi = Cân nặng túi thứ nhất + cân nặng túi thứ hai.
- Tìm cân nặng của mỗi túi khi hai túi có cân nặng như nhau = tổng số cân nặng của cả hai túi : 2.
- Số kg cà phê phải san từ túi thứ nhất sang túi thứ hai = Cân nặng túi thứ nhất - Cân nặng của mỗi túi khi hai túi có cân nặng như nhau.
b)
- Số lọ loại 0,65 kg = Số ki-lô-gam bột đậu xanh : 0,65
- Số lọ loại 0,4 kg = Số ki-lô-gam bột đậu xanh : 0,4
a) Túi thứ nhất nặng hơn túi thứ hai số ki-lô-gam là:
1,5 – 0,9 = 0,6 (kg)
Cân nặng của mỗi túi khi hai túi có cân nặng như nhau là:
(1,5 + 0,6) : 2 = 1,2 (kg)
Số ki-lô-gam cà phê phải san từ túi thứ nhất sang túi thứ hai là:
1,5 – 1,2 = 0,3 (kg)
Đáp số: 0,6 kg; 0,3kg.
b) Ta có 2,6 : 0,65 = 4
Vậy cần ít nhất 4 lọ loại 0,65 kg để đựng hết 2,6 kg bột đậu xanh.
Ta có 2,6 : 0,4 = 6,5
Vậy cần ít nhất 7 lọ loại 0,4 kg để đựng hết 2,6 kg bột đậu đậu xanh.
Câu 6
Trả lời câu hỏi 6 trang 87 SGK Toán 5 Cánh diều
Quan sát bảng giá cước vận chuyển bưu phẩm từ Hà Nội đến Thanh phố Hồ Chí Minh:
Em hãy giúp cô nhân viên bưu điện tính tiền cho hai khách hàng gửi bưu phẩm từ Hà Nội đến Thành phố Hồ Chí Minh. Biết rằng người thứ nhất gửi gói bưu phẩm cân nặng 0,6 kg và người thứ hai gửi gói bưu phẩm cân nặng 0,25 kg.
- Đổi đơn vị từ ki-lô-gam sang gam.
- Tra thông tin trong bảng để tính tiền cho mỗi khách hàng.
Đổi: 0,6 kg = 600 g và 0,25 kg = 250 g.
Tiền gửi bưu phẩm của người thứ nhất là: 15 000 (đồng)
Tiền gửi bưu phẩm của người thứ hai là: 7 500 (đồng)