Trang chủ Lớp 5 SGK Toán 5 - Cánh diều Bài 43. Luyện tập chung trang 102 Toán 5 – Cánh diều:...

Bài 43. Luyện tập chung trang 102 Toán 5 - Cánh diều: Khối Năm của một trường tiểu học có 150 học sinh...

Phân tích và giải toán lớp 5 trang 102 - Luyện tập chung - SGK cánh diều Bài 43. Luyện tập chung. Tìm thương của các phép chia sau và viết lại dưới dạng tỉ số phần trăm: a) 3...Khối Năm của một trường tiểu học có 150 học sinh

Câu 1

Trả lời câu hỏi 1 trang 102 SGK Toán 5 Cánh diều

a) Ghép thẻ ghi số thập phân với thẻ ghi tỉ số phần trăm có cùng giá trị:

b) Viết các số thập phân sau dưới dạng tỉ số phần trăm:

c) Viết các tỉ số phần trăm sau dưới dạng số thập phân:

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

a) Ghép thẻ ghi số thập phân với thẻ ghi tỉ số phần trăm có cùng giá trị

b) Nhân số thập phân với 100 rồi viết kí hiệu % sau kết quả tìm được.

c) Viết tỉ số phần trăm thành phân số với mẫu số là 100, rồi viết dưới dạng số thập phân.

Answer - Lời giải/Đáp án

a)

b) $0,4 = 0,4 \times 100\% = 40\% $

$0,752 = 0,752 \times 100\% = 75,2\% $

$1,36 = 1,36 \times 100\% = 136\% $

$0,018 = 0,018 \times 100\% = 1,8\% $

$3,9 = 3,9 \times 100\% = 390\% $

c) $80\% = \frac{{80}}{{100}} = 0,8$

$8\% = \frac{8}{{100}} = 0,08$

$56\% = \frac{{56}}{{100}} = 0,56$

$210\% = \frac{{210}}{{100}} = 2,1$

$0,7\% = \frac{{0,7}}{{100}} = \frac{7}{{1\,000}} = 0,007$


Câu 2

Trả lời câu hỏi 2 trang 102 SGK Toán 5 Cánh diều

Tìm thương của các phép chia sau và viết lại dưới dạng tỉ số phần trăm:

a) 3 : 8

b) 3,2 : 8

c) 20 : 16

d) 7 : 5

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

- Tìm thương của a và b.

- Nhân thương đó với 100 và viết thêm kí hiệu % vào bên phải tích tìm được.

Answer - Lời giải/Đáp án

a) 3 : 8 = 0,375 = 37,5%

b) 3,2 : 8 = 0,4 = 40%

c) 20 : 16 = 1,25 = 125%

d) 7 : 5 = 1,4 = 140%


Câu 3

Trả lời câu hỏi 3 trang 102 SGK Toán 5 Cánh diều

Khối Năm của một trường tiểu học có 150 học sinh, trong đó có 30 em là tình nguyện viên đội bảo vệ môi trường. Hỏi khối Năm của trường tiểu học đó có bao nhiêu phần trăm học sinh là tình nguyện viên đội bảo vệ môi trường?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Tìm thương của 30 và 150.

Nhân thương với 100 rồi viết thêm kí hiệu % vào bên phải số vừa tìm được.

Answer - Lời giải/Đáp án

Số phần trăm học sinh là tình nguyện viên đội bảo vệ môi trường của khối Năm là:

30 : 150 = 0,2

0,2 = 20%

Đáp số: 20%


Câu 4

Trả lời câu hỏi 4 trang 102 SGK Toán 5 Cánh diều

Theo một tổ chức quốc tế về bảo vệ rừng nhiệt đới, trên thế giới có khoảng 14,5 triệu km2 rừng nhiệt đới nguyên sinh. Tuy nhiên, khoảng 34% diện tích rừng đó đã bị phá hủy do việc khai thác gỗ và chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Tính diện tích rừng bị phá hủy.

(Nguồn: https://baochinhphu.vn)

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Diện tích rừng bị phá hủy = Diện tích rừng nhiệt đới nguyên sinh x số phần trăm diện tích rừng nhiệt đới bị phá hủy.

Answer - Lời giải/Đáp án

Tóm tắt:

Có:14,5 triệu km2

Diện tích phá hủy: 34% diện tích

Diện tích phá hủy: ? km2

Bài giải

Diện tích rừng bị phá hủy là:

14,5 x 34% = 4,93 (triệu km2)

Đáp số: 4,93 triệu km2


Câu 5

Advertisements (Quảng cáo)

Trả lời câu hỏi 5 trang 103 SGK Toán 5 Cánh diều

Một người bán hàng chi ra số tiền vốn là 2 000 000 đồng để mua hàng. Sau khi bán hết hàng thì người đó thu được số tiền là 2 200 000 đồng. Hỏi:

a) Người bán hàng đó đã được lãi bao nhiêu tiền?

b) Tiền lãi bằng bao nhiêu phần trăm của tiền vốn?

(Ghi chú: Tiền lãi = Tiền thu được –Tiền vốn)

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

a) Số tiền lãi = Số tiền thu được – Số tiền vốn

b) Tỉ số phần trăm của tiền lãi so với tiền vốn = số tiền lãi : số tiền vốn x 100%

Answer - Lời giải/Đáp án

Tóm tắt

Tiền vốn: 2 000 000 đồng

Thu được: 2 200 000 đồng

a) Tiền lãi: ? đồng

b) Tiền lãi: ? % tiền vốn

Bài giải

a) Người bán hàng đó đã được lãi số tiền là:

2 200 000 – 2 000 000 = 200 000 (đồng)

b) Tỉ số phần trăm của tiền lãi so với tiền vốn là:

200 000 : 2 000 000 = 0,1

0,1 = 10%

Đáp số: a) 200 000 đồng

b) 10%


Câu 6

Trả lời câu hỏi 6 trang 103 SGK Toán 5 Cánh diều

Một người bán hàng chi ra số tiền vốn là 3 000 000 đồng để mua hàng. Sau khi bán hết hàng thì người đó thu được số tiền là 2 850 000 đồng. Hỏi:

a) Người bán hàng đó đã bị lỗ bao nhiêu tiền?

b) Tiền lỗ bằng bao nhiêu phần trăm của tiền vốn?

(Ghi chú: Tiền lỗ = Tiền vốn –Tiền thu được)

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

a) Tiền lỗ = Tiền vốn – Tiền thu được.

b) Tỉ số phần trăm tiền lỗ so với tiền vốn = số tiền lỗ : số tiền vốn x 100%

Answer - Lời giải/Đáp án

Tóm tắt:

Tiền vốn: 3 000 000 đồng

Thu được: 2 850 000 đồng

a) Tiền lỗ: ? đồng

b) Tiền lỗ: ? % tiền vốn

Bài giải

a) Người bán hàng đó đã bị lỗ số tiền là:

3 000 000 – 2 850 000 = 150 000 (đồng)

b) Tỉ số phần trăm tiền lỗ vso với tiền vốn là:

150 000 : 3 000 000 = 0,05

0,05 = 5%

Đáp số: a) 150 000 đồng

b) 5%


Câu 7

Trả lời câu hỏi 7 trang 103 SGK Toán 5 Cánh diều

Chi tiêu trong tháng 8 của gia đình cô Lan được ghi lại như sau:

Đọc bảng trên và cho biết:

a) Gia đình cô Lan đã chi tiêu tất cả bao nhiêu tiền vào tháng 8?

b) Gia đình cô Lan đã chi tiêu bao nhiêu phần trăm cho tiền ăn? Bao nhiêu phần trăm cho tiết kiệm?

c) Đặt các câu hỏi liên quan đến thông tin trên.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

a) Số tiền chi tiêu tháng 8 = tiền ăn + tiền điện, nước, Internet + tiền học + xăng xe, đi lại + tiền tiết kiệm + các khoản chi khác.

b) Số phần trăm chi tiêu cho tiền ăn = tiền ăn : tổng số tiền chi tiêu x 100%

Số phần trăm tiền tiết kiệm = tiền tiết kiệm : tổng số tiền chi tiêu x 100%

c) Học sinh đặt các câu hỏi liên quan đến các thông tin có trong bảng.

Answer - Lời giải/Đáp án

Đổi 600 nghìn = 0,6 triệu

a) Gia đình cô Lan đã chi tiêu số tiền vào tháng 8 là:

4,8 + 0,9 + 3 + 0,6 + 1,2 + 1,5 = 12 (triệu đồng)

b) Gia đình cô Lan đã chi tiêu số phần trăm cho tiền ăn là:

4,8 : 12 = 0,4 = 40%

Số phần trăm cho tiết kiệm là:

1,2 : 12 = 0,1 = 10%

c) Đặt câu hỏi: Gia đình cô Lan đã chi tiêu bao nhiêu phần trăm cho tiền học?

Lưu ý: Học sinh có thể đặt các câu hỏi khác liên quan đến thông tin trong bảng.

Advertisements (Quảng cáo)