Nhận xét
Các từ im đậm trong đoạn văn sau có tác dụng gì?
Cánh rừng tĩnh mịch đến lạ thường. Tưởng rằng cuộc sống nơi đây như đang ngừng trôi. Nhưng tôi biết, chính lúc này, những hạt cây nằm trong lòng đất đã bắt đấu của mình. Thậm chí, vài cái mầm bé xíu đã chui ra khỏi vỏ, lặng lẽ nhỏ lên.
Em đọc kĩ đoạn văn để trả lời câu hỏi
Các từ in đậm có tác dụng liên kết câu đứng trước nó.
Luyện tập 1
Tìm biện pháp nối trong các đoạn văn sau:
a, Bãi ngô quê em ngày càng xanh tốt. Mới dạo nào, những cây ngô còn lấm tấm như mạ non. Thế mà chỉ ít lâu sau, ngô đã thành cây rung rung trước gió và ánh nắng. Những lá ngô rộng dài, trổ mạnh mẽ, nõn nà.
b, Một em nhỏ biết cảm thụ vẻ đẹp của thiên nhiên thường không thờ ơ với đời sống con người. Do vậy, khi viết về con chó, con chim sẻ thôn thuộc hàng ngày, hoặc về cây gạo, cây mướp, về rừng và biển, tôi cố gắng giúp các bạn đọc nhỏ tuổi tìm thấy và đẹp bên trong của cảnh và vật, từ đó mà biết suy rộng ra.
Advertisements (Quảng cáo)
Dựa trên kiến thức đã học về biện pháp nối để trả lời câu hỏi
a) Biện pháp nối trong đoạn gồm từ: mới dạo, thế mà
b) Biện pháp nối trong đoạn là từ “do vậy”
Luyện tập 2
Viết một đoạn văn ngắn bày tỏ cảm xúc của em khi đọc bài thơ Ngày hội của Định Hải, trong đoạn văn có sử dụng biện pháp nối để liên kết câu. Chỉ ra biện pháp nối trong đoạn văn của em.
Dựa trên kiến thức đã học về biện pháp nối để hoàn thành đoạn văn
Khi đọc bài thơ “Ngày hội” của Định Hải, em cảm thấy rất phấn khởi và hứng khởi. Bài thơ đã mô tả một ngày hội đầy sôi nổi, vui tươi với sự tham gia của các bạn nhỏ từ khắp nơi trên thế giới. Vì thế đã tạo nên một không khí rất đặc biệt, một không gian thu nhỏ của thế giới, nơi mà mọi người dù khác biệt về màu da, ngôn ngữ nhưng đều chung một niềm tin, một ước mơ. Bên cạnh đó, hình ảnh những bàn tay bé nhỏ tung bồ câu trắng lên trời cũng khiến em cảm thấy rất xúc động. Đây như một biểu tượng cho ước vọng về một thế giới hòa bình, nơi mà tình yêu và sự hiểu biết lẫn nhau làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn.
Biện pháp nối được sử dụng trong đoạn văn trên là dùng từ nối “vì thế”, “bên cạnh đó”.