Trang chủ Lớp 5 Tiếng Việt 5 - Cánh diều Luyện tập về đại từ trang 100 Tiếng Việt 5 – Cánh...

Luyện tập về đại từ trang 100 Tiếng Việt 5 - Cánh diều tập 1: Quân Nguyên Mông nay đã gần kề biên ải. Thế giặc mạnh như hùm beo...

Giải luyện tập về đại từ trang 100 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Cánh diều Luyện tập về đại từ. Xếp các đại từ xưng hô trong đoạn văn sau vào nhóm phù hợp: Quân Nguyên Mông nay đã gần kề biên ải. Thế giặc mạnh như hùm beo. Chúng đã đạp đổ bao thành trì từ đông sang tây...

Câu 1

Trả lời câu hỏi 1 trang 100

Xếp các đại từ xưng hô trong đoạn văn sau vào nhóm phù hợp:

Quân Nguyên Mông nay đã gần kề biên ải. Thế giặc mạnh như hùm beo. Chúng đã đạp đổ bao thành trì từ đông sang tây. Trẫm và các tướng sĩ đã có kế sách chống giặc. Nhưng lòng trẫm chưa yên vì không nỡ để bách tính lầm than. Các khanh là bậc trưởng lão trong dân gian. Vậy, trẫm hỏi ý các khanh: Ta nên hoà hay nên đánh?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Em đọc kĩ đoạn văn để tìm đại từ và xếp vào nhóm phù hợp

Answer - Lời giải/Đáp án

- Từ chỉ người nói: trẫm

- Từ chỉ người nghe: khanh, trưởng lão

- Từ chỉ cả người nói, người nghe: ta

- Từ chỉ người, vật được nhắc tới: quân, giặc, chúng, bách tính


Câu 2

Trả lời câu hỏi 2 trang 100

Các danh từ in đậm dưới đây được dùng làm gì?

a, Tôi vừa vào thang máy thì một cậu bé lưng đeo ba lô cũng bước vào.

- Cháu chào bác ạ. – Cậu bé nói với tôi.

- Cháu đi học à?

- Thưa bác, vâng ạ.

Vừa lúc ấy, thang máy mở cửa. Cậu bé nhoẻn cười chào tôi rồi nhanh nhẹn rảo bước.

Advertisements (Quảng cáo)

b, - Thưa bác sĩ, bây giờ mọi người vào thăm bà cháu được chưa ạ?

- Để cho bà nghỉ thêm một lát, cậu bé ạ! Bà cháu trằn trọc mãi, vừa xong mới chợp mắt được.

c, - Chủ nhật ngày, ai muốn đi chợ phiên với bố mẹ nào?

- Con ạ! – Páo nhanh nhảu đáp – Còn bao nhiêu ngày nữa thì đến chợ phiên, bố nhỉ?

- Còn năm ngày nữa.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Em dựa vào kiến thức đã học để trả lời câu hỏi

Answer - Lời giải/Đáp án

Các danh từ in đậm dưới đây được dùng để xưng hô


Câu 3

Trả lời câu hỏi 3 trang 100

Trao đổi về cách xưng hô:

a, Hãy nêu một số hiện tượng xưng hô chưa phù hợp mà em biết.

b, Nếu bạn xưng hô với em chưa phù hợp, em nên làm gì?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Dựa vào kinh nghiệm thực tế để trả lời

Answer - Lời giải/Đáp án

a, Một số hiện tượng xưng hô chưa phù hợp mà em biết: trong một số trường hợp, người nhỏ tuổi lại xưng anh/chị và gọi em với người lớn tuổi hơn.

b, Nếu bạn xưng hô với em chưa phù hợp, em sẽ nhắc bạn là xưng hô chưa đúng, nên sửa lại cho phù hợp.