Câu 1
Ngọn lửa O-lim-pích
Tục lệ tổ chức Đại hội Thể thao O-lim-pích đã có từ gần 3000 năm trước ở nước Hy Lạp cổ. Địa điểm đầu tiên được chọn để tổ chức Đại hội là thành phố Ô-lim-pi-a, nằm dưới chân Ô-lim-pơ - ngọn núi thiêng, được người Hy Lạp coi là nơi ở của các vị thần linh.
Đại hội được tổ chức bốn năm một lần, vào tháng Bảy, thưởng kéo dài năm, sáu ngày. Trai tráng từ khắp nơi trên đất nước Hy Lạp đổ về thành phố Ô-lim-pi-a thi chạy, nhảy, bắn cung, đua ngựa, ném đĩa, ném lao, đấu vật... Những người đoạt giải được tấu nhạc chúc mừng và được đặt một vòng nguyệt quế lên đầu tượng trưng cho vinh quang, chiến thắng. Trong thời gian diễn ra Đại hội, mọi cuộc xung đột đều phải tạm ngừng. Thành phố Ô-lim-pi-a trở nên đông đúc, tưng bừng, náo nhiệt vì sự có mặt của người tứ xứ.
Từ năm 1896, tục lệ tốt đẹp này được khôi phục và tổ chức trên phạm vi toàn thế giới với 43 môn thi đấu. Đến năm 1900, Đại hội đã tăng lên 95 môn thi đấu. Đây là Đại hội đầu tiên có vận động viên nữ tham gia. Biểu tượng của Đại hội Ô-lim-pích là năm vòng tròn với năm màu, tượng trưng cho năm châu. Ngọn lửa mang từ thành phố Ô-lim-pi-a tới nơi tổ chức sẽ được thắp sáng trong giờ khai mạc, báo hiệu bắt đầu những cuộc đua tài theo tinh thần hoà bình và hữu nghị.
Theo sách Những mẫu chuyện lịch sử thế giới
Đại hội Thể thao Ô-lim-pích đầu tiên được tổ chức từ bao giờ? Tìm ý đúng:
a) Từ gần 3.000 năm trước, ở nước Hy Lạp cổ.
b) Từ gần 3.000 năm trước, ở thành phố Ô-lim-pi-a.
c) Từ năm 1896, ở thành phố Ô-lim-pi-a.
d) Từ năm 1896, ở nước Hy Lạp cổ.
Em đọc kĩ văn bản để trả lời câu hỏi
a) Từ gần 3.000 năm trước, ở nước Hy Lạp cổ.
Câu 2
Quy ước nào thể hiện tinh thần hòa bình, hữu nghị của Đại hộ Thể thao Ô-lim-pích? Tìm ý đúng:
a) Đại hội được tổ chức bốn năm một lần, thường kéo dài năm, sáu ngày.
b) Trai tráng thi chạy, nhảy, bắn cung, đua ngựa, ném đĩa, ném lao, đấu vật...
c) Trong thời gian diễn ra Đại hội, mọi cuộc xung đột đều phải tạm ngừng.
d) Những người đoạt giải được tấu nhạc chúc mừng và đặt một vòng nguyệt quế lên đầu.
Em đọc kĩ văn bản để trả lời câu hỏi
c) Trong thời gian diễn ra Đại hội, mọi cuộc xung đột đều phải tạm ngừng.
Câu 3
Theo em, ý nghĩa của việc khôi phục Đại hội Thể thao Ô-lim-pích là gì? Tìm các ý đúng:
Advertisements (Quảng cáo)
a) Tiếp nối tinh thần hoà bình, hữu nghị và tinh thần thượng võ của người xưa.
b) Tăng cường tình hữu nghị giữa vận động viên các nước và giữa các dân tộc.
c) Tăng thêm các môn thi đấu ngoài các môn truyền thống của người Hy Lạp cổ.
d) Khuyến khích việc phát triển thể dục thể thao, rèn luyện sức khoẻ trên toàn thế giới.
Em đọc kĩ văn bản để trả lời câu hỏi
a) Tiếp nối tinh thần hoà bình, hữu nghị và tinh thần thượng võ của người xưa.
b) Tăng cường tình hữu nghị giữa vận động viên các nước và giữa các dân tộc.
d) Khuyến khích việc phát triển thể dục thể thao, rèn luyện sức khoẻ trên toàn thế giới.
Câu 4
Tìm biện pháp liên kết câu trong đoạn tóm tắt bài đọc Ngọn lửa Ô-lim-pích sau đây:
Tục lệ tổ chức Đại hội Thể thao Ô-lim-pích đã có từ gần 3000 năm trước ở nước Hy Lạp cổ. Đại hội được tổ chức bốn năm một lần, vào tháng Bảy, thường kéo dài năm, sáu ngày. Trong thời gian diễn ra Đại hội, mọi cuộc xung đột đều phải tạm ngừng. Từ năm 1896, tục lệ tốt đẹp này được khổi phục và tổ chức trên phạm vi toàn thế giới.
Em đọc kĩ văn bản để trả lời câu hỏi
Biện pháp liên kết câu gồm có biện pháp lặp từ ngữ. Từ được lặp lại là từ “Đại hội”
Câu 5
Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ của em về câu chuyện Ngọn lửa Ô-lim-pích, trong đó có sử dụng biện pháp lặp để liên kết câu.
Em đọc kĩ văn bản để trả lời câu hỏi
Tôi rất ngưỡng mộ tinh thần hòa bình và hữu nghị của Đại hội Thể thao Ô-lim-pích. Đại hội không chỉ là một sự kiện thể thao quốc tế, mà còn là biểu tượng của sự hòa bình và hữu nghị giữa các quốc gia và dân tộc trên thế giới. Ngọn lửa Ô-lim-pích, được thắp sáng từ thành phố Ô-lim-pi-a và mang tới nơi tổ chức Đại hội, là biểu tượng của hy vọng và khát vọng về một thế giới hòa bình. Mỗi khi tôi nhìn thấy ngọn lửa Ô-lim-pích, tôi lại cảm thấy tràn đầy hy vọng và niềm tin vào một tương lai hòa bình và tốt đẹp hơn.
Tự nhận xét
Học sinh tự thực hiện