Bài đọc 1
Trả lời câu hỏi 1 Bài đọc trang 81
Tiếng chổi tre
Những đêm hè
Khi ve ve
Đã ngủ
Tôi lắng nghe
Trên đường Trần Phú
Tiếng chổi tre
Xao xác
Hàng me
Tiếng chổi tre
Đêm hè
Quét rác…
Những đêm đông
Khi cơn dông
Vừa tắt
Tôi đứng trông
Trên đường lặng ngắt
Chị lao công
Như sắt
Như đồng
Chị lao công
Đêm đống
Quét rác…
Sáng mai ra
Gánh hàng hoa
Xuống chợ
Hoa Ngọc Hà
Trên đường rực nở
Hương bay xa
Thơm ngát
Đường ngát
Đường ta
Nhớ nghe hoa
Người quét rác
Đêm qua.
Advertisements (Quảng cáo)
Nhớ em nghe
Tiếng chổi tre
Chị quét
Những đêm hè
Đêm đông gió rét
Tiếng chổi tre
Sớm tối
Đi về
Giữ sạch lề
Đẹp lối
Em nghe!
Tìm những từ ngữ, hình ảnh nói lên sự cần cù của chị lao công.
Em đọc kĩ văn bản để trả lời câu hỏi
Những từ ngữ, hình ảnh nói lên sự cần cù của chị lao công là những đêm hè, những đêm đông, tiếng chổi tre, xao xác..
Bài đọc 2
Trả lời câu hỏi 2 Bài đọc trang 81
Em có cảm nghĩ gì về hình ảnh “Chị lao công/ Như sắt / Như đồng”?
Em đọc kĩ văn bản để trả lời câu hỏi
Hình ảnh chị lao công được miêu tả như “sắt”, như “đồng” vì họ có thể chịu đựng được sự giá buốt mùa đông để làm tròn trách nhiệm công việc của mình. Vẻ đẹp của những chị lao công là vẻ đẹp của lao động, vẻ đẹp mạnh mẽ, khỏe khoắn của những người phụ nữ Việt trung hậu, đảm đang.
Bài đọc 3
Trả lời câu hỏi 3 Bài đọc trang 81
Tác giả muốn nói gì qua lời dặn dò: “Nhớ nghe hoa/ Người quét rác/ Đêm qua”?
Em đọc kĩ văn bản để trả lời câu hỏi
Tác giả Tố Hữu dặn hoa cũng chính là lời nhắc nhở tới mọi người, rằng để có không gian sạch sẽ, thoáng mát cho hoa đi qua tỏa hương, cho hoa gọi người mua tới chính là nhờ vào tiếng chổi tre đêm qua của những người lao công làm sạch đường phố.
Bài đọc 4
Trả lời câu hỏi 4 Bài đọc trang 81
Em hiểu khổ thơ cuối như thế nào?
Em đọc kĩ văn bản để trả lời câu hỏi
Ở khổ thơ cuối, nhà thơ Tố Hữu nhắc nhở các bạn nhỏ, hay chính là người đọc phải biết ơn những người lao công với chiếc chổi tre làm sạch không gian sống cho mình, không kể đêm hè oi bức hay đêm đông buốt giá. Vậy nên chúng ta phải biết giữ gìn môi trường “sạch lề đẹp lối”, bảo vệ công sức lao động của người lao công cũng là bảo vệ chính ta.