Câu 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 139
Ông Nguyễn Khoa Đăng
Nguyễn Khoa Đăng là một vị quan có tài xét xử và trị an, được dân mến phục. Một lần, ở chợ nọ, có người bán dầu bị mất tiền. Bác bán dầu nghi ngờ một người đàn ông lấy cắp, nhưng người này ra sức chối cãi. Hai bên không ai chịu ai, bèn dắt nhau lên công đường. Nguyễn Khoa Đăng hỏi người đàn ông:
- Nhà ngươi có mang theo tiền không?
Người ấy đáp:
- Có ạ, nhưng đấy là tiền của tôi.
- Cứ đưa đây. Của ai rồi sẽ rõ.
Quan sai người múc một chậu nước, bảo người ấy bỏ tiền vào chậu. Một lúc sau, trong chậu nước có váng dầu nổi lên. Người đàn ông đành nhận tội.
Bấy giờ, trong nước có truông Nhà Hồ là nơi thường xảy ra nạn cướp. Triều đình cử Nguyễn Khoa Đăng đi dẹp nạn cướp ấy. Nguyễn Khoa Đăng sai chế một loại hòm gỗ to, có khóa bên trong. Ông kén một số võ sĩ đem theo vũ khí ngồi vào hòm, rồi sai quân lính mặc quần áo dân thường khiêng những hôm ấy qua truông. Ông lại cho người đánh tiếng có một vị quan lớn sắp đi qua truông, mang theo nhiều của cải quý. Bọn cướp rình lúc đoàn người đi qua cửa truông thì cướp, rồi hí hủng khiêng những hòm nặng ấy về tận sào huyệt. Bỗng những cái hòm bật mở toang, các võ sĩ bất ngờ xông ra đánh. Cùng lúc đó, phục binh của triều đình từ ngoài ùn ùn kéo vào đông như kiến, bọn cướp đành chắp tay xin tha mạng.
Bọn cướp ấy, Nguyễn Khoa Đăng đưa đi khai khẩn đất hoang ở biên giới. Ông lại cho dân đến lập làng xóm ở dọc hai bên truông, khiến vùng núi rừng vắng vẻ trở thành những xóm làng dân cư đông đúc, bình yên.
Theo NGUYỄN ĐỔNG CHI
Trong vụ kiện của người bán dầu, vì sao ông Nguyễn Khoa Đăng cho thả tiền vào chậu nước để tìm ra sự thật? Tìm ý đúng:
a) Vì nếu là tiền của người bán dầu thì tiền dính dầu, sẽ chìm xuống nước.
b) Vì nếu là tiền của người bán dầu thì tiền dính dầu, váng dầu sẽ nổi lên.
c) Vì nếu là tiền lấy cắp thì người lấy cắp sẽ không chịu thả xuống nước.
d) Vì nếu là tiền lấy cắp thì tiền không bị dính dầu, sẽ nổi lên mặt nước.
Em đọc kĩ văn bản để trả lời câu hỏi
b) Vì nếu là tiền của người bán dầu thì tiền dính dầu, váng dầu sẽ nổi lên.
Câu 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 139
Sự việc bắt cướp nói lên điều gì về ông Nguyễn Khoa Đăng? Tìm các ý đúng:
a) Ông Nguyễn Khoa Đăng là một vị quan rất mưu trí.
b) Ông Nguyễn Khoa Đăng là một vị quan rất liêm khiết.
c) Ông Nguyễn Khoa Đăng có tài xét xử những vụ án rất phức tạp.
d) Ông Nguyễn Khoa Đăng có công bảo vệ cuộc sống yên bình cho dân.
Em đọc kĩ văn bản để trả lời câu hỏi
Advertisements (Quảng cáo)
a) Ông Nguyễn Khoa Đăng là một vị quan rất mưu trí.
c) Ông Nguyễn Khoa Đăng có tài xét xử những vụ án rất phức tạp.
d) Ông Nguyễn Khoa Đăng có công bảo vệ cuộc sống yên bình cho dân.
Câu 3
Trả lời câu hỏi 3 trang 139
Theo em, việc ông Nguyễn Khoa Đăng đưa dân về sinh sống ở truông Nhà Hồ có ý nghĩa như thế nào? Tìm các ý đúng:
a) Biến những vùng đất hoang ở biên giới thành vùng đất được khai khẩn.
b) Biến vùng rừng núi vắng vẻ thành xóm làng dân cư đông đúc, bình yên.
c) Biến vùng đó trở thành nơi dân cư đông đúc để cùng nhau giữ gìn an ninh.
d) Biến vùng đó trở thành nơi dân cư đông đúc để nạn cướp không thể tái diễn.
Em đọc kĩ văn bản để trả lời câu hỏi
b) Biến vùng rừng núi vắng vẻ thành xóm làng dân cư đông đúc, bình yên.
c) Biến vùng đó trở thành nơi dân cư đông đúc để cùng nhau giữ gìn an ninh.
Câu 4
Trả lời câu hỏi 4 trang 139
Mỗi sự việc được kể trong bài đọc nói lên điều gì về ông Nguyễn Khoa Đăng?
Em đọc kĩ văn bản để trả lời câu hỏi
Mỗi sự việc được kể trong bài đọc cho thấy ông Nguyễn Khoa Đăng là một người thông minh, tài trí và có tài xét xử những vụ án lớn.
Câu 5
Trả lời câu hỏi 5 trang 139
Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về ông Nguyễn Khoa Đăng.
Em đọc kĩ văn bản để trả lời câu hỏi
Em rất khâm phục ông Nguyễn Khoa Đăng. Ông đã tìm cách tìm ra kẻ ăn cắp tiền của anh bán dầu. Trong phán đoán đúng đắn, lột được mặt nạ của kẻ giả mù. Trong mưu kế tố chức bắt bọn cướp, trong ngoài phối hợp, rất bất ngờ. Trong việc sử dụng sức người để khai khẩn đất hoang vùng biên giới.