Trang chủ Lớp 5 Tiếng Việt 5 - Kết nối tri thức Bài 21: Dấu gạch ngang trang 106 Tiếng Việt 5 tập 1...

Bài 21: Dấu gạch ngang trang 106 Tiếng Việt 5 tập 1 Kết nối tri thức: Dấu gạch ngang trong các câu dưới đây được dùng để làm gì?...

Giải chi tiết bài 21: Dấu gạch ngang trang 106 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Kết nối tri thức. Dấu gạch ngang trong các câu dưới đây được dùng để làm gì? Ngày Sách và Văn hoá đọc Việt Nam – sự kiện văn hoá quan trọng đối với người yêu thích sách – được tổ chức vào ngày...

Câu 1

Dấu gạch ngang trong các câu dưới đây được dùng để làm gì?

Ngày Sách và Văn hoá đọc Việt Nam – sự kiện văn hoá quan trọng đối với người yêu thích sách – được tổ chức vào ngày 21 tháng 4 hằng năm.

Ha-ri Pót-tơ – bộ truyện của nhà văn Giô-an Rô-linh – có sức hấp dẫn kì lạ với nhiều trẻ em trên thế giới.

A. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.

B. Đánh dấu các ý liệt kê.

C. Nối các từ ngữ trong một liên danh.

D. Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Em đọc kĩ các câu và kiến thức về công dụng của dấu gạch ngang để chọn đáp án đúng.

Answer - Lời giải/Đáp án

Dấu gạch ngang trong các câu được dùng để: D. Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích.


Câu 2

Nêu đặc điểm về vị trí và công dụng của dấu gạch ngang trong mỗi trường hợp dưới đây:

a. Lê Quý Đôn – tên lúc nhỏ là Lê Danh Phương – nổi tiếng ham học, thông minh, có trí nhớ tốt.

(Thế An)

b. Thế giới biết ơn những nhà phát minh đã góp phần thay đổi cuộc sống:

– Lát-xlô Bi-rô chế tạo nên bút bi.

– Lu-i Brai tìm ra chữ nổi dành cho người mù.

– Giôn Đun-lốp sáng chế ra lốp xe rỗng bơm hơi thay cho lốp cao su đặc.

(Bùi Diệp Anh)

c. Đến Phong Nha – Kẻ Bàng, chúng tôi thích thú ngắm nhìn động Thiên Đường kì vĩ với các nhũ đá đẹp lộng lẫy.

(Đặng Đức)

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Em đọc kĩ các câu văn và nhớ lại đặc điểm về vị trí, công dụng của dấu gạch ngang để trả lời câu hỏi.

Answer - Lời giải/Đáp án

a.

- Vị trí của dấu gạch ngang: nằm ở giữa câu.

- Công dụng của dấu gạch ngang: đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.

Advertisements (Quảng cáo)

b.

- Vị trí của dấu gạch ngang: nằm ở đầu mỗi câu.

- Công dụng của dấu gạch ngang: đánh dấu các ý liệt kê.

c.

- Vị trí của dấu gạch ngang: nằm ở giữa câu.

- Công dụng của dấu gạch ngang: nối các từ ngữ trong một liên danh.

Ghi nhớ

Ngoài việc dùng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật, đánh dấu các ý liệt kê, nối các từ ngữ trong một liên danh, dấu gạch ngang có thể được đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.


Câu 3

Dấu gạch ngang trong câu nào dưới đây dùng để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích?

(1) Giuyn Véc-nơ – một trong những người được gọi là "cha đẻ của khoa học viễn tưởng” – rất thích du lịch tới các miền xa xôi. (2) Năm mười một tuổi, cậu định đi theo một chiếc thuyền Ấn Độ – chiếc thuyền mà cậu hi vọng sẽ căng buồm đi khắp đó đây. (3) Khi cha phản đối, cậu đã hứa:

– Từ nay, con chỉ du lịch trong tưởng tượng thôi.

(4) Nhờ những chuyến "du lịch” đó, Giuyn Véc-nơ đã viết nên nhiều truyện khoa học viễn tưởng:

– Hai vạn dặm dưới biển,

– Vòng quanh thế giới trong 80 ngày,...

(Theo Bảo Ngọc)

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Em đọc kĩ đoạn văn để tìm ra câu văn có dấu gạch ngang dùng để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích.

Answer - Lời giải/Đáp án

Câu văn có dấu gạch ngang dùng để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích:

- (1) Giuyn Véc-nơ – một trong những người được gọi là "cha đẻ của khoa học viễn tưởng” – rất thích du lịch tới các miền xa xôi.

- (2) Năm mười một tuổi, cậu định đi theo một chiếc thuyền Ấn Độ – chiếc thuyền mà cậu hi vọng sẽ căng buồm đi khắp đó đây.


Câu 4

Viết 2 – 3 câu về một danh nhân, trong đó có dùng dấu gạch ngang để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Em suy nghĩ và viết câu phù hợp.

Answer - Lời giải/Đáp án

Nguyễn Trãi – một nhà chính trị đại tài, một nhà văn lỗi lạc, một nhà văn hoá lớn của dân tộc Việt Nam – là người tham gia tích cực cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo để chống lại quân xâm lược nhà Minh với nước Đại Việt. Bình Ngô Đại Cáo – bài cáo viết bằng văn ngôn thay lời Lê Lợi để tuyên cáo về việc quân ta sẽ giành chiến thắng trong cuộc kháng chiến với nhà Minh – vẫn là tác phẩm nổi tiếng tới tận bây giờ.