Câu 1
Nêu điểm giống nhau về cách viết những từ in đậm trong các đoạn thơ dưới đây. Các từ đó có phải danh từ riêng không?
a. Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.
(Viễn Phương)
b. Giọt giọt mồ hôi rơi
Trên má anh vàng nghệ
Anh Vệ quốc quân ơi
Sao mà yêu anh thế.
(Tố Hữu)
Em đọc kĩ hai đoạn thơ, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
- Những từ in đậm trong hai đoạn thơ trên đều được viết hoa.
- Các từ đó không phải danh từ riêng.
Câu 2
Cách viết các từ in đậm ở bài tập 1 có tác dụng gì?
Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Cách viết các từ in đậm ở bài tập 1 có tác dụng thể hiện sự tôn trọng đặc biệt đối với đối tượng được nói đến.
Ghi nhớ
Một số danh từ chung có thể được viết hoa để thể hiện sự tôn trọng đặc biệt đối với đối tượng được nói đến.
Câu 3
Tìm danh từ chung được viết hoa trong những câu thơ, câu văn dưới đây và cho biết tác dụng của việc viết hoa đó.
a. Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Advertisements (Quảng cáo)
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa...”
mẹ thường hay kể.
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trống tre mà đánh giặc.
(Nguyễn Khoa Điềm)
b.
Vì sao trái đất nặng ân tình
Nhắc mãi tên Người - Hồ Chí Minh
Như một niềm tin, như dũng khí
Như lòng nhân nghĩa, đức hi sinh.
(Tố Hữu)
c. Sóng thần, động đất, bão lũ, hạn hán, dịch bệnh,... là những lời cảnh báo nghiêm khắc của Mẹ Thiên Nhiên đối với loài người.
(Báo Văn nghệ)
Em đọc kĩ các câu thơ, đoạn văn, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
- Danh từ chung được viết hoa:
+ a. Đất Nước
+ b. Người
+ c. Mẹ Thiên Nhiên
- Tác dụng: dùng để thể hiện sự tôn trọng đặc biệt đối với đối tượng được nói đến.
Câu 4
Viết 2 – 3 câu trong đó có danh từ chung được viết hoa để thể hiện sự tôn trọng đặc biệt.
Em suy nghĩ và viết câu phù hợp.
- Nhân dân rất biết ơn Bác vì đã hy sinh cả đời vì nước vì dân.
- Em luôn cố gắng học tập để mai này đóng góp sức mình cho Tổ quốc.