Trang chủ Lớp 5 Tiếng Việt 5 - Kết nối tri thức Câu hỏi 1 trang 70 Tiếng Việt 5 – Kết nối tri...

Câu hỏi 1 trang 70 Tiếng Việt 5 - Kết nối tri thức: Đọc các đoạn văn dưới dây và trả lời câu hỏi.Trong rừng trúc có một con suối nhỏ, nước rất trong. Suối chảy lững lờ...

Em đọc kĩ các đoạn văn, suy nghĩ và trả lời câu hỏi Giải và trình bày phương pháp giải Câu 1 trang 70 - Bài 14: Viết đoạn văn tả phong cảnh Tiếng Việt 5 - Kết nối tri thức.

Trả lời câu hỏi 1 trang 70 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức

Đọc các đoạn văn dưới dây và trả lời câu hỏi.

a. Trong rừng trúc có một con suối nhỏ, nước rất trong. Suối chảy lững lờ, làm những sợi rêu xanh bám vào những tảng đá xám hai bên bờ nhảy múa nhịp nhàng. Ở giữa dòng, một bầy cá nhỏ chỉ bằng ngón tay út ve vẩy vây và đuôi, miệng khé há ra, lặng lẽ bơi đứng. Gần như không có một tiếng động nào báo hiệu sự có mặt của con suối ở quãng rừng có lẽ là đầu nguồn này. Bên kia suối, đã thấy những chiếc măng trúc non bị nhím ăn dở, chân chúng in lỗ chỗ như vết chân chuột. Những cây trúc vàng óng, vút cao, đã bắt đầu trổ hoa. Hoa trúc cứng và vàng, không có hương vị gì, vậy mà đâu đó, vẫn thoảng một mùi thơm nhẹ nhõm, xa ngái,...

(Theo Trần Nhuận Minh)

- Đoạn văn tả phong cảnh gì?

- Tác giả quan sát, cảm nhận vẻ đẹp của phong cảnh bằng những giác quan nào?

- Phong cảnh được miêu tả theo trình tự thời gian hay không gian?

b. Biển luôn thay đổi màu tuỳ theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt nặng nề. Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu, giận dữ,... Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng. Biển nhiều khi rất đẹp, ai cũng thấy như thế. Nhưng có một điều ít ai chú ý là: vẻ đẹp của biển, vẻ đẹp kì diệu muôn màu muôn sắc ấy phần rất lớn là do mây, trời và ánh sáng tạo nên.

(Theo Vũ Tú Nam)

- Tìm câu chủ đề của đoạn văn.

- Theo em, tác giả đã quan sát biển, trời vào những thời điểm nào?

- Tìm và nêu tác dụng của hình ảnh so sánh và nhân hoá trong đoạn văn.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Em đọc kĩ các đoạn văn, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

Answer - Lời giải/Đáp án

a.

- Đoạn văn tả cảnh con suối trong rừng trúc.

- Tác giả quan sát và cảm nhận vẻ đẹp của phong cảnh thông qua các giác quan:

1. Thị giác:

+ Nước rất trong.

+ Suối chảy lững lờ, làm những sợi rêu xanh bám vào những tảng đá xám hai bên bờ nhảy múa nhịp nhàng.

Advertisements (Quảng cáo)

+ Ở giữa dòng, một bầy cá nhỏ chỉ bằng ngón tay út ve vẩy vây và đuôi, miệng khé há ra, lặng lẽ bơi đứng.

+ Bên kia suối, đã thấy những chiếc măng trúc non bị nhím ăn dở, chân chúng in lỗ chỗ như vết chân chuột.

+ Những cây trúc vàng óng, vút cao, đã bắt đầu trổ hoa.

+ Hoa trúc cứng và vàng.

2. Thính giác: Gần như không có một tiếng động nào báo hiệu sự có mặt của con suối ở quãng rừng có lẽ là đầu nguồn này.

3. Vị giác: không có hương vị gì.

4. Khứu giác: vẫn thoảng một mùi thơm nhẹ nhõm, xa ngái,...

- Phong cảnh được miêu tả theo trình tự không gian.

b.

- Câu chủ đề của đoạn văn: “Biển luôn thay đổi màu tuỳ theo sắc mây trời.”

- Tác giả đã quan sát biển và trời vào những thời điểm khác nhau, như khi trời xanh thẳm, trời rải mây trắng nhạt, trời âm u mây mưa, và khi trời ầm ầm dông gió.

- Trong đoạn văn, hình ảnh so sánh và nhân hoá được sử dụng để tạo ra một phân tích sâu sắc về tính cách của biển và ánh sáng.

So sánh:

+ Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh như dâng cao lên, chắc nịch.

+ Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.

Nhân hóa:

+ Biển mơ màng

+ Biển xám xịt

+ Biển giận dữ

+ Biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.

=> Biển được so sánh, nhân hóa với một con người, có những đặc điểm và cảm xúc như vui vẻ, buồn bã, lạnh lùng, sôi nổi, hả hê, đăm chiêu, gắt gỏng. Điều này giúp đem lại sự sống động và đa chiều cho hình ảnh biển, khiến độc giả có thể cảm nhận được sự phong phú và thú vị của biển trong mọi tình huống.