Nhận xét Câu 1
Nối mỗi đoạn thơ, đoạn văn ở bên A với nghĩa phù hợp của từ chân ở bên B:
Em đọc kĩ các cột để nối cho phù hợp.
Nhận xét Câu 2
a) Ba nghĩa trên của từ chân có những điểm nào giống nhau và khác nhau? Đánh dấu ✓ vào ô trống trước ý đúng:
Cùng chỉ bộ phận dưới cùng của một sự vật nào đó. |
|
Cùng chỉ bộ phận của sự vật, có tác dụng đỡ cho các bộ phận khác. |
|
Cùng chỉ bộ phận của cơ thể người hoặc động vật, dùng để đi, đứng. |
|
Cùng chỉ bộ phận của sự vật, có vị trí tiếp giáp và bám chặt vào mặt nền. |
b) Ba nghĩa trên của từ chân có những điểm nào khác nhau? Viết từ ngữ phù hợp vào chỗ trống:
Ba nghĩa của từ chân trong các đoạn thơ, đoạn văn trên có điểm khác nhau là: Từ chân trong ………………………………chỉ bộ phận dưới cùng của một số đồ dụng, có tác dụng đỡ cho các bộ phận khác; từ chân trong …………………………………. chỉ phần dưới cùng của một số vật, tiếp giáp và bám chặt vào mặt nền; còn từ chân trong …………………………. chỉ bộ phận dưới cùng của cơ thể người hoặc động vật, dùng để đi, đứng.
Em đọc kĩ các đoạn thơ, đoạn văn ở câu trước để chọn ý đúng.
a)
✓ |
Cùng chỉ bộ phận dưới cùng của một sự vật nào đó. |
Cùng chỉ bộ phận của sự vật, có tác dụng đỡ cho các bộ phận khác. |
|
Cùng chỉ bộ phận của cơ thể người hoặc động vật, dùng để đi, đứng. |
|
Cùng chỉ bộ phận của sự vật, có vị trí tiếp giáp và bám chặt vào mặt nền. |
b)
Ba nghĩa của từ chân trong các đoạn thơ, đoạn văn trên có điểm khác nhau là: Từ chân trong đoạn thơ a chỉ bộ phận dưới cùng của một số đồ dụng, có tác dụng đỡ cho các bộ phận khác; từ chân trong đoạn thơ c chỉ phần dưới cùng của một số vật, tiếp giáp và bám chặt vào mặt nền; còn từ chân trong đoạn thơ b chỉ bộ phận dưới cùng của cơ thể người hoặc động vật, dùng để đi, đứng.
Luyện tập Câu 1
Trong những câu nào dưới đây, các từ mặt, xanh, chạy mang nghĩa gốc? Trong những câu nào, chúng mang nghĩa chuyển? Đánh dấu ✓ vào ô phù hợp:
Câu |
Nghĩa gốc |
Nghĩa chuyển |
a) Một buổi sáng, chúng tôi đến chỗ bác Tâm – mẹ của Thư – làm việc… Bác đội mũ, khăn trùm gần kín mặt, chỉ để hở mỗi cái mũi và đôi mắt. |
||
b) Tôi và Thư ngắm mãi không biết chán những miếng vá trên mặt đường. |
||
c) Hoa càng đỏ, lá càng xanh. |
||
d) Chấm ước ao có một mái tóc cho thật dài, thật xanh. |
||
Advertisements (Quảng cáo) e) Xa xa mấy chiếc thuyền đang chạy ra khơi, cánh buồm lòng vút cong thon thả |
||
g) Sáng sớm hôm ấy, Mây dậy sớm hơn mọi ngày. Không kịp chải đầu, rửa mặt, em chạy vội ra phía bờ sông. |
Em đọc kĩ các câu để xác định nghĩa của từ.
Câu |
Nghĩa gốc |
Nghĩa chuyển |
a) Một buổi sáng, chúng tôi đến chỗ bác Tâm – mẹ của Thư – làm việc… Bác đội mũ, khăn trùm gần kín mặt, chỉ để hở mỗi cái mũi và đôi mắt. |
✓ |
|
b) Tôi và Thư ngắm mãi không biết chán những miếng vá trên mặt đường. |
✓ |
|
c) Hoa càng đỏ, lá càng xanh. |
✓ |
|
d) Chấm ước ao có một mái tóc cho thật dài, thật xanh. |
✓ |
|
e) Xa xa mấy chiếc thuyền đang chạy ra khơi, cánh buồm lòng vút cong thon thả |
✓ |
|
g) Sáng sớm hôm ấy, Mây dậy sớm hơn mọi ngày. Không kịp chải đầu, rửa mặt, em chạy vội ra phía bờ sông. |
✓ |
Luyện tập Câu 2
Các từ chỉ bộ phận cơ thể người và động vật thường là từ đa nghĩa. Hãy tìm một số ví dụ về nghĩa chuyển của các từ sau: cổ, miệng, răng, tay, mắt.
- Cổ: cổ áo, ……………………………………………………………………
- Miệng: ……….…………..…………………………………………………
- Răng: …………………………………………………………………………
- Tay: ……………………………………………………………………………
- Mắt: ………………...………………………………………………………
Em tìm các nghĩa chuyển của từ và đặt câu với các từ đã tìm được.
- Cổ: cổ áo, cổ tay, bình cổ.
- Miệng: miệng bình, miệng hố, miệng chén.
- Răng: răng lược, răng cưa.
- Tay: tay áo, tay cửa, tay giặc.
- Mắt: mắt kính, mắt xích, mắt lưới.