Câu 1
Tìm trong các đoạn văn sau những từ đồng nghĩa với mỗi từ in đậm:
a) Trước trận thi đấu với lớp 5A, đội trưởng Tùng tập trung cả đội lại và nói:
- Lớp 5A có một cầu thủ mới từ nơi khác chuyển về, đó là một tiền đạo chất lượng mà hậu vệ không dễ gì ngăn chặn được.
Quay sang thủ môn, Tùng nói tiếp:
- Cậu là thủ thành của đội, phải hết sức chú ý chân sút ấy nhé.
– Từ đồng nghĩa vớitiền đạo là:
– Từ đồng nghĩa với thủ môn là:
b) Sáng mùa đông, trời lạnh cóng. Những cơn gió mùa thổi ù ù dọc sườn đồi. Gió luồn qua mái hiên, chui vào khe cửa sổ, len lỏi vào tận trong căn phòng nhỏ của Hà. Nằm trong chăn kín mít mà Hà vẫn thấy rét ơi là rét. Hà khẽ hé chăn, không khí lạnh buốt như xộc vào. Hà chợt nghĩ tới mẹ. Trời lạnh giá thế này mà mẹ đã dậy, ra vườn rồi.
– Từ đồng nghĩa với lạnh cóng là:
– Từ đồng nghĩa với luồn là:
Em đọc kĩ các đoạn văn, giải nghĩa từ để tìm từ đồng nghĩa.
– Từ đồng nghĩa với tiền đạo là: cầu thủ
– Từ đồng nghĩa với thủ môn là: thủ thành
– Từ đồng nghĩa với lạnh cóng là: lạnh buốt
– Từ đồng nghĩa với luồn là: xộc vào
Câu 2
Các từ in đậm trong đoạn thơ dưới đây được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
Răng của chiếc cào
Làm sao nhai được?
Mũi thuyền rẽ nước
Advertisements (Quảng cáo)
Thì ngửi cái gì?
Cái ấm không nghe
Sao tai lại mọc?
– Từ răng được dùng với nghĩa
– Từ mũi được dùng với nghĩa
– Từ tai được dùng với nghĩa
Em đọc kĩ đoạn thơ, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
– Từ răng được dùng với nghĩa chuyển.
– Từ mũi được dùng với nghĩa chuyển.
– Từ tai được dùng với nghĩa chuyển.
Câu 3
Tra từ điển, tìm một từ đa nghĩa. Đặt 2 câu với từ đó: 1 câu dùng từ theo nghĩa gốc, 1 câu dùng từ theo nghĩa chuyển.
Em tiến hành tra từ điển và đặt câu theo yêu cầu.
- Từ đa nghĩa em tìm được: tay
- Nghĩa gốc của từ: bộ phận của cơ thể người, từ vai đến các ngón, dùng để cầm, nắm.
- Nghĩa chuyển của từ: biểu tượng của khả năng, trình độ nghề nghiệp, hay khả năng hành động nào đó của con người.
- Đặt câu dùng từ theo nghĩa gốc: Em bị đau tay.
- Đặt câu dùng từ theo nghĩa chuyển: Bố em lái tàu rất chắc tay.