Hướng dẫn trả lời câu 1, 2, 3, 4 trang 67, 68, 69 SGK Ngữ văn lớp 6 tập 1 - sách Chân trời sáng tạo: Thực hành Tiếng Việt
Câu 1. Đọc đoạn ca dao sau:
Phồn hoa thứ nhất Long Thành
Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cơ.
Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ,
Bút hoa xin chép bài thơ lưu truyền.
a. Từ “phồn hoa” trong dòng thơ thứ nhất nên được hiểu như thế nào? Liệu có thể thay từ “phồn hoa” bằng từ “phồn vinh” được hay không? Hãy lí giải.
b. Tìm và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu “Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ”.
c. Xác định và chỉ ra tác dụng của việc sử dụng từ láy trong đoạn ca dao trên.
d. Trong dòng thơ cuối, có thể sử dụng cụm từ “bút đây” thay cho “bút hoa” được không? Sự lựa chọn từ “bút hoa” góp phần thể hiện sắc thái ý nghĩa gì của bài ca dao.
Trả lời:
a. Từ “phồn hoa” được hiểu là cảnh sống giàu có, xa hoa còn “phồn vinh” được dùng để miêu tả đất nước ở vào giai đoạn giàu có, thịnh vượng. Vì vậy, câu thơ này chỉ cảnh buôn bán tấp nập, giàu có của mảnh đất kinh thành xưa nên dùng từ “phồn hoa” là thích hợp nhất.
b. Tác giả sử dụng biện pháp tu từ so sánh phố - mắc cửi, đường – bàn cơ => Tác dụng: giúp người đọc hinh dung được tính chất sầm uất, đông vui của phố thị.
c. Từ láy “ngẩn ngơ” thể hiện trạng thái bị cuốn hút đến ngỡ ngàng của tác giả trước vẻ xa hoa, sầm uất của phố phường.
d. Từ “bút hoa” thể hiện tài năng xuất sắc của người làm nên bài thơ sử dụng từ này có ý nghĩa và hay hơn so với từ “bút đây”.
Câu 2. Đọc bài ca dao sau:
Ai ơi về miệt Tháp Mười
Advertisements (Quảng cáo)
Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn
a. Từ “sẵn” trong câu “Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn” có nghĩa là gì? Việc lựa chọn từ “sẵn” trong bài ca dao này có phù hợp với nội dung mà tác giả muốn thể hiện không? Vì sao?
b. Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong bài ca dao trên
Trả lời:
a. Từ “sẵn” được hiểu là có nhiều đến mức cần bao nhiêu cũng có thể có ngay bấy nhiêu. Việc lựa chọn từ “sẵn” phù hợp với nội dung bài thơ để nhằm thể hiện sự trù phú, giàu có của thiên nhiên đã ban tặng cho con người vùng đất Tháp Mười.
b. Tác giả sử dụng biện pháp điệp từ “sẵn” nhằm nhấn mạnh tính chất giàu có của thiên nhiên Tháp Mười.
Câu 3. Tìm từ ở cột B có nghĩa phù hợp với các chỗ trống trong câu ở cột A
A Câu |
B Từ điền vào chỗ trống |
1. Để giải quyết vấn đề này, các em nên chủ động… những phương án giải quyết. | a. hoàn thành |
2. Bạn Nga… bạn Nam làm lớp trưởng | b. con |
3. Bà ơi, mẹ cháu bảo đem sang… bà một ít cam ạ! | c. chú |
4. Ngày chia tay mái trương Tiểu học, tôi đã… cho người bạn thân nhất của mình một món quà nhỏ để làm kỉ niệm. | d. lung linh |
5. Một bài văn… cần có ba phần: mở bài, thân bài và kết bài. | đ. Long lanh |
6. Sau buổi học hôm nay, các em về nhà nhớ… những bài tập còn lại nhé! | e. đề xuất |
7. Người thợ săn bị một… hổ tấn công. | g. đề cử |
8. … mèo ấy là món quà đặc biệt mà bà ngoại đã mang từ quê lên cho tôi vào dịp hè năm ngoái. | h. biếu |
9. Đôi mắt nó… như hai hòn bi ve. | i. hoàn chỉnh |
10. Bóng trăng… trên mặt nước | k. tặng |
Trả lời: Nối câu
1e – 2g - 3h – 4k – 5i – 6a – 7b – 8c – 9đ – 10d
Câu 4. Đoạn đoạn văn sau:
Bài ca dao, chỉ với bốn dòng ngắn ngủi nhưng đã mở ra một không gian bao la của đồng quê và một thế giới cảm xúc của người dân quê, vừa thiết tha sâu lắng. Bài ca dao cũng cho thấy lời ăn tiếng nói vốn dân dã, mộc mạc cảu mỗi miền quê, khi đã thành lời ca, điệu hát thì sẽ trở nên tha thiết, ngọt ngào như thế nào. Có cái gì khiến ta bâng khuâng, xao xuyến mãi trong mấy chữ đơn sơ này: “Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng”.
Tìm từ láy trong đoạn văn trên. Những từ láy đó có tác dụng gì đối với việc thể hiện nội dung của đoạn văn.
Trả lời: Các từ láy trong đoạn văn trên: dân dã, mộc mạc, tha thiết, thiết tha, bâng khuâng, ngọt ngào, ngắn ngủi, xao xuyến. Các từ láy đó góp phần nhấm mạnh sự chất phác, mộc mạc thôn quê của bài ca dao và giúp người đọc hinh dung rõ hơn tâm trạng, cảm xúc của tác giả đối với bài ca dao.