Trang chủ Lớp 6 Sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 - Chân trời sáng tạo Bài tập tiếng Việt trang 6 SBT Văn 6 tập 2 Chân...

Bài tập tiếng Việt trang 6 SBT Văn 6 tập 2 Chân trời sáng tạo: Thế nào là văn bản?...

Giải và trình bày phương pháp giải Câu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 giải Bài tập tiếng Việt trang 6 sách bài tập (SBT) Ngữ văn 6 tập 2 Chân trời sáng tạo - Bài 6: Điểm tựa tinh thần. Thế nào là VB? Trình bày khái niệm và đặc điểm của đoạn vănNêu công dụng của dấu ngoặc kép? . ....

Câu 1

Thế nào là văn bản?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc lại khái niệm về văn bản trong mục Tri thức tiếng Việt

Answer - Lời giải/Đáp án

Văn bản là một loại hình phương tiện để ghi nhận, lưu giữ và truyền đạt các thông tin từ chủ thể này sang chủ thể khác bằng ký hiệu gọi là chữ viết. ... Hay nói khác đi, văn bản là một dạng sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ được thể hiện ở dạng viết trên một chất liệu nào đó (giấy, bia đá,…)


Câu 2

Trình bày khái niệm và đặc điểm của đoạn văn.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc lại mục Tri thức tiếng Việt

Answer - Lời giải/Đáp án

Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, thường do nhiều câu tạo thành và có những đặc điểm sau:

- Biểu đạt một nội dung tương đối trọn vẹn

- Bắt đầu từ chỗ viết hoa lùi vào đầu dòng và kết thúc bằng dấu câu dùng để ngắt đoạn

- Có thể có câu chủ đề hoặc không có câu chủ đề. Câu chủ đề nêu ý chính trong đoạn. Câu chủ đề có thể đứng đầu hoặc cuối đoạn


Câu 3

Nêu công dụng của dấu ngoặc kép?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc lại mục Tri thức tiếng Việt

Answer - Lời giải/Đáp án

Công dụng của dấu ngoặc kép:

- Lời dẫn trực tiếp

- Từ ngữ được hiểu theo một nghĩa đặc biệt

- Từ ngữ có hàm ý mỉa mai.

- Tên của các vở kịch, tác phẩm


Câu 4

Đọc phần văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Sơn xúng xính rủ chị ra chợ chơi. Nhà Sơn ở quay lưng vào chợ, cạnh một dãy nhà lá của những người nghèo khổ mà Sơn quen biết cả vì họ vẫn vào vay mượn ở nhà Sơn. Sơn biết lũ trẻ con các gia đình ấy chắc bây giờ đương đợi mình ở cuối chợ để đánh khăng, đánh đáo.

Không phải ngày phiên, nên chợ vắng không. Mấy cái quán chơ vơ lộng gió, rác bẩn rải rác lẫn với lá rụng của cây đề. Gió thổi mạnh làm Sơn thấy lạnh và cay mắt. Nhưng chân trời trong hơn mọi hôm, những làng ở xa, Sơn thấy rõ như ở gần. Mặt đất rắn lại và nứt nẻ những đường nho nhỏ, kêu vang lên lanh tanh dưới nhịp guốc của hai chị em.

Đến cuối chợ đã thấy lũ trẻ đang quây quần chơi nghịch. Chúng nó thấy chị em Sơn đến đều lộ vẻ vui mừng, nhưng chúng vẫn đứng xa, không dám vồ vập. Chúng như biết cái phận nghèo hèn của chúng vậy, tuy Sơn và chị vẫn thân mật chơi đùa với lũ trẻ, chứ không kiêu kì và khinh khỉnh như các em họ của Sơn.

Thằng Cúc, thằng Xuân, con Tý, con Túc sán gần giương đôi mắt ngắm bộ quân áo mới của Sơn. Sơn nhận thấy chúng ăn mặc không khác ngày thường, vẫn những bộ quân áo nâu bạc đã rách vá nhiều chỗ. Nhưng hôm nay, môi chúng nó tím lại, và qua những chỗ áo rách, da thịt thâm đi. Mỗi cơn gió đến, chúng lại run lên, hàm răng đập vào nhau.

(Thạch Lam, Gió lạnh đầu mùa, in trong Văn chương Tự lực văn đoàn, tập 3, NXB Giáo dục, 2001)

a. Phần văn bản trên gồm mấy ý? Mỗi ý được viết thành mấy đoạn?

b. Em dựa vào những dấu hiệu nào để nhận biết đoạn văn?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Dựa vào những hiểu biết về đoạn văn ở câu 2

Answer - Lời giải/Đáp án

a. Phần văn bản gồm 4 ý vầ được viết thành 4 đoạn

b.

- Dựa vào dấu hiệu về hình thức: bắt đầu từ chỗ viết hoa lùi vào đầu dòng và kết thúc bằng dấu chấm câu ngắt đoạn

- Dựa vào dấu hiệu về nội dung: mỗi đoạn biểu đạt một ý trọn vẹn


Câu 5

Tìm trong văn bản Ăn trộm táo các từ ngữ được đặt trong dấu ngoặc kép và giải thích công dụng của chúng. Chỉ ra nghĩa thông thường và nghĩa theo dụng ý của tác giả (nếu có) bằng cách điền thông tin vào bảng sau (làm vào vở):

Nghĩa của từ trong ngoặc kép

Từ ngữ trong ngoặc kép

Nghĩa thông thường

Nghĩa theo dụng ý của tác giả

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kĩ văn bản

Tra từ điển

Advertisements (Quảng cáo)

Đặt nghĩa

Answer - Lời giải/Đáp án

Từ ngữ trong ngoặc kép

Nghĩa thông thường

Nghĩa theo dụng ý của tác giả

Đồ trộm cắp

Kẻ trộm

Người phạm lỗi ở mức đáng trách

Vẽ đường cho hươu chạy

Chỉ hành động dung túng, bày vẽ cho kẻ khác làm việc không tốt

Chỉ bày với ý tốt


Câu 6

Đọc đoạn văn sau:

Học lớp ba, lớp bốn tôi “luyện” gần hết các bộ truyện Tàu của Tín Đức Thư Xã trong rương sách của ông thợ hớt tóc trong làng. Thấy tôi còn bé mà ham đọc, ông tỏ ra “rộng rãi”. Nhưng ông không cho tôi mượn sách đem về, sợ mất. Ngoài lúc đến trường và hai bữa cơm nhà, thời gian còn lại tôi ngồi lì ở nhà ông, hôm nào cũng chúi mũi vào những trang sách đến tối mịt. Truyện Tàu của Tín Đức Thư Xã chữ nhỏ l¡ tỉ, nét rất mảnh, giấy lại vàng khè, thế mà trong một mùa hè tôi đã “ngốn” sạch Phong thần diễn nghĩa, Phi Long diễn nghĩa, Tiết Nhơn Quý chính Đông, Tiết Đình San chinh Tây, Chung Vô Diệm, Tây Du, Vạn Huê Lầu...

(Nguyễn Nhật Ánh, Sương khói quê nhà, NXB Trẻ, 2012)

Tìm các từ ngữ được đặt trong dấu ngoặc kép. Chỉ ra nghĩa thông thường và nghĩa theo dụng ý của tác giả bằng cách điền thông tin vào bảng sau (làm vào vở):

Nghĩa của từ trong ngoặc kép

Từ ngữ trong ngoặc kép

Nghĩa thông thường

Nghĩa theo dụng ý của tác giả

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Tham khảo câu 5

Answer - Lời giải/Đáp án

Từ ngữ trong ngoặc kép

Nghĩa thông thường

Nghĩa theo dụng ý của tác giả

Luyện

Chế biến cho tốt hơn qua tác dụng của nhiệt độ cao; nhào, trộn kĩ cho thật dẻo và nhuyễn để sử dụng được

Đọc một cách chăm chỉ, tập trung

Rộng rãi

Rộng, tạo cảm giác thoải mái

Vui vẻ chiều theo yêu cầu

ngốn

Ăn nhanh và nhiều một cách thô tục; tiêu thụ (nhiên liệu) mất nhiều và nhanh quá mức bình thường

Đọc nhanh, có phần ham thích


Câu 7

Tìm những trường hợp có sử dụng dấu ngoặc kép trong một bài học ở SGK Ngữ văn 6, tập một và giải thích công dụng của chúng.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Thao tác thực hiện giống bài tập 5,6. Có thể kẻ bảng

Answer - Lời giải/Đáp án

Từ ngữ trong ngoặc kép

Nghĩa thông thường

Nghĩa theo dụng ý của tác giả

Trả thù (bài Tuổi thơ tôi)

Một hành động có hại đối với người khác để đáp lại sự bất bình của bản than

Thắng chú dế của Lợi

Ra giang hồ (bài Tuổi thơ tôi)

Ra ngoài tụ tập, sống nay đây mai đó, không ở một nơi cố định

Ra trận chiến để chiến đấu

Advertisements (Quảng cáo)