Thái thực hiện một điều tra về mối liên quan giữa thuốc lá và bệnh đường hô hấp. Em đã hỏi ngẫu nhiên 20 nam giới ở độ tuổi từ 40 đến 50 và được bảng kết quả như sau:
STT |
Có hút thuốc hay không? |
Có mắc bệnh đường hô hấp hay không? |
STT |
Có hút thuốc hay không? |
Có mắc bệnh đường hô hấp hay không? |
1 |
Có |
Có |
11 |
Không |
Không |
2 |
Không |
Có |
12 |
Không |
Không |
3 |
Không |
Không |
13 |
Có |
Có |
4 |
Không |
Không |
14 |
Không |
Có |
5 |
Có |
Có |
15 |
Không |
Không |
6 |
Không |
Không |
16 |
Không |
Advertisements (Quảng cáo) Không |
7 |
Không |
Có |
17 |
Có |
Có |
8 |
Có |
Có |
18 |
Không |
Không |
9 |
Không |
Không |
19 |
Có |
Có |
10 |
Có |
Không |
20 |
Không |
Không |
Hãy tính xác suất thực nghiệm của sự kiện:
a) Người được hỏi có hút thuốc
b) Người được hỏi không mắc bệnh đường hô hấp.
c) Người được hỏi có hút thuốc và bị mắc bệnh đường hô hấp
d) Người được hỏi không hút thuốc và không mắc bệnh đường hô hấp.
Xác suất thực nghiệm của sự kiện A là: n(A) : n
Với n(A) là số lần sự kiện A xảy ra, n là tổng số lần thực hiện hoạt động.
a) Số người có hút thuốc trong số 20 người được hỏi là: 7
Vậy xác suất thực nghiệm của sự kiện “Người được hỏi có hút thuốc” là: \(\frac{7}{{20}} = 0,35\)
b) Số người không mắc bệnh đường hô hấp trong số 20 người được hỏi là: 11
Vậy xác suất thực nghiệm của sự kiện “Người được hỏi không mắc bệnh đường hô hấp” là: \(\frac{{11}}{{20}} = 0,55\)
c) Số người có hút thuốc và bị mắc bệnh đường hô hấp trong số 20 người được hỏi là: 6
Vậy xác suất thực nghiệm của sự kiện “Người được hỏi có hút thuốc và bị mắc bệnh đường hô hấp” là: \(\frac{6}{{20}} = 0,3\)
d) Số người không hút thuốc và không mắc bệnh đường hô hấp trong số 20 người được hỏi là: 3
Vậy xác suất thực nghiệm của sự kiện “Người được hỏi không hút thuốc và không mắc bệnh đường hô hấp” là: \(\frac{3}{{20}} = 0,15\)