Xác suất thực nghiệm của sự kiện A là: n(A) : n Với n(A) là số lần sự kiện A xảy ra. Giải và trình bày phương pháp giải bài 5 trang 124 sách bài tập Toán 6 – Chân trời sáng tạo Tập 2 - Bài 2. Xác suất thực nghiệm. Tung hai đồng xu cân đối 100 lần ta được kết quả như sau: Hãy tính xác suất thực nghiệm của sự kiện: a) Có một đồng xu sấp, một đồng xu ngửa. b) Hai đồng xu đều sấp...
Tung hai đồng xu cân đối 100 lần ta được kết quả như sau:
Khả năng |
Hai đồng sấp |
Một đồng sấp, một đồng ngửa |
Hai đồng ngửa |
Số lần |
20 |
48 |
32 |
Hãy tính xác suất thực nghiệm của sự kiện:
Advertisements (Quảng cáo)
a) Có một đồng xu sấp, một đồng xu ngửa.
b) Hai đồng xu đều sấp.
Xác suất thực nghiệm của sự kiện A là: n(A) : n
Với n(A) là số lần sự kiện A xảy ra, n là tổng số lần thực hiện hoạt động.
a) Số lần tung được một đồng xu sấp, một đồng xu ngửa trong 100 lần tung là: 48
Vậy xác suất thực nghiệm của sự kiện “Có một đồng xu sấp, một đồng xu ngửa” là: \(\frac{{48}}{{100}} = 0,48\)
b) Số lần tung được hai đồng xu sấp trong 100 lần tung là: 20
Vậy xác suất thực nghiệm của sự kiện “Hai đồng xu đều sấp” là: \(\frac{{20}}{{100}} = 0,2\)