Trang chủ Lớp 6 Sách bài tập Toán lớp 6 - Chân trời sáng tạo Bài 8 trang 57 SBT Toán 6 – Chân trời sáng tạo:...

Bài 8 trang 57 SBT Toán 6 – Chân trời sáng tạo: Một tàu ngầm trên mặt đại dương lặn xuống với tốc độ 2 m/s trong 2 phút. Sau đó...

Coi bề mặt đại dương là mốc, mỗi lần lặn xuống thì độ cao là một số âm, nổi thì độ cao là số dương. Giải chi tiết bài 8 trang 57 sách bài tập (SBT) Toán 6 – Chân trời sáng tạo - Bài tập cuối chương 2. SỐ NGUYÊN. Một tàu ngầm trên mặt đại dương lặn xuống với tốc độ 2 m/s trong 2 phút. Sau đó, nó nổi lên với tốc độ 1 m/s trong 3 phút. Cuối cùng...Một tàu ngầm trên mặt đại dương lặn xuống với tốc độ 2 m/s trong 2 phút. Sau đó

Question - Câu hỏi/Đề bài

Một tàu ngầm trên mặt đại dương lặn xuống với tốc độ 2 m/s trong 2 phút. Sau đó, nó nổi lên với tốc độ 1 m/s trong 3 phút. Cuối cùng, nó lặn xuống với tốc độ 3 m/s trong 1 phút. Độ cao cuối cùng của tàu ngầm là bao nhiêu so với bề mặt đại dương?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Coi bề mặt đại dương là mốc, mỗi lần lặn xuống thì độ cao là một số âm, nổi thì độ cao là số dương.

Answer - Lời giải/Đáp án

Đổi 2 phút = 120 giây; 3 phút = 180 giây; 1 phút = 60 giây.

Lần đầu tàu ngầm lặn xuống với tốc độ 2 m/s nghĩa là cứ mỗi giây tàu đi một quãng là – 2m

Advertisements (Quảng cáo)

Như vậy sau 2 phút lặn xuống với tốc độ 2 m/s thì độ cao của tàu so với bề mặt đại dương là:

(-2) . 120 = -240 (m)

Sau đó, nó nổi lên với tốc độ 1 m/s trong 3 phút, độ cao tăng thêm là: 1. 180 = 180 (m)

Cuối cùng, nó lặn xuống với tốc độ 3 m/s trong 1 phút tức tương ứng thêm số mét là: (-3) . 60 = -180 (m)

Vậy độ cao cuối cùng của tàu ngầm so với bề mặt đại dương là:

- 240 + 180 + (-180) = -240(m)

Hay cuối cùng tàu ở dưới bề mặt đại dương 240m.