Trang chủ Lớp 6 GDCD lớp 6 - Chân trời sáng tạo Đọc thông tin sau và trả lời câu hỏi: Trẻ em được...

Đọc thông tin sau và trả lời câu hỏi: Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ...

Giải quyết vấn đề Gợi ý giải Câu 2 - Khám phá 2 trang 48,49 Giáo dục công dân (GDCD) lớp 6 - Chân trời sáng tạo trang 48 SGK Giáo dục công dân (GDCD) lớp lớp 6 - Chân trời sáng tạo.

Đọc thông tin sau và trả lời câu hỏi:

Thông tin:

Trích khoản 1 Điều 37 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013

1. Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em.

Trích khoản 3, 5, 6 Điều 47 Luật trẻ em năm 2016

3. Cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ trẻ em. Việc bảo vệ trẻ em phải tuân thủ các quy định của pháp luật, quy trình, tiêu chuẩn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

5. Bố mẹ, người chăm sóc trẻ em và trẻ em phải được cung cấp thông tin, được tham gia ý kiến với cơ quan, cá nhân có thẩm quyền trong việc ra quyết định can thiệp, hỗ trợ để bảo vệ trẻ em.

6. Coi trọng phòng ngừa, ngăn chặn nguy cơ gây tổn hại cho trẻ em; kịp thời can thiệp, giải quyết để giảm thiểu hậu quả; tích cực hỗ trợ để phục hồi, tái hòa nhập cộng đồng cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

Trích Khoản 1 Điều 51 Luật trẻ em năm 2016

1. Cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân có trách nhiệm thông tin, thông báo, tố giác hành vi xâm hại trẻ em, trường hợp trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc bột, bỏ rơi đến cơ quan có thẩm quyền.

Điều 105 Luật trẻ em năm 2016

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỉ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

1. Theo quy định của pháp luật, những chủ thể nào có trách nhiệm bảo vệ quyền trẻ em?

Advertisements (Quảng cáo)

2. Hãy kể ra một số việc làm thể hiện trách nhiệm của gia đình, nhà trường, xã hội và công dân trong việc thực hiện quyền trẻ em.

3. Theo em, những hành vi xâm phạm quyền trẻ em bị xử lý như thế nào?

Giải quyết vấn đề

1. Theo quy định của pháp luật, những chủ thể có trách nhiệm bảo vệ quyền trẻ em gồm: cơ qua, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ quyền trẻ em.

2. Một số việc làm thể hiện trách nhiệm của gia đình, nhà trường, xã hội và công dân trong việc thực hiện quyền trẻ em:

- Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em.

- Tạo điều kiện cho các em được đến trường; mở viện mồ côi; ưu tiên khám chữa bệnh cho trẻ em

3. Theo em, những hành vi xâm phạm quyền trẻ em bị xử lý: Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỉ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Advertisements (Quảng cáo)