Thảo luận để thiết kế phiếu phỏng vấn người làm nghề truyền thống theo gợi ý:
Em dựa vào gợi ý và hiểu biết của mình để hoàn thành bài tập.
Ví dụ từ việc phỏng vấn nghề làm gốm Bát Tràng:
PHIẾU PHỎNG VẤN
- Nghề có từ khi nào?
Làng gốm Bát Tràng được hình thành từ thời Lý. Khi Vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, 5 dòng họ làm nghề gốm nổi tiếng của làng Bồ Bát, huyện Yên Mô, phủ Trường Yên (nay thuộc huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình) là Trần, Vương, Nguyễn, Lê, Phạm đã quyết định đưa các nghệ nhân làm gốm và gia đình dời làng di cư về kinh thành Thăng Long tìm đất lập nghiệp. Đến Bạch Thổ phường thuộc huyện Gia Lâm, phủ Thuận An (nay là xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) - nơi có nguồn nguyên liệu tốt để làm đồ gốm là đất sét trắng, 5 dòng họ đã kết hợp với dòng họ Nguyễn ở đây mở lò sản xuất gốm, lập nên làng gốm Bát Tràng.
- Những hoạt động đặc trưng của nghề là gì?
Để làm ra đồ gốm người thợ gốm phải qua các khâu chọn, xử lý và pha chế đất, tạo dáng, tạo hoa văn, phủ men, và cuối cùng là nung sản phẩm.
Advertisements (Quảng cáo)
- Những người làm nghề cần những yêu cầu gì?
Cần say mê, yêu nghề, tỉ mỉ, khéo léo.
- Những điều cần thực hiện để đảm bảo an toàn lao động khi làm nghề?
Cần đeo đồ bảo hộ khi dùng công cụ sắc nhọn hay khi thực hiện nung sản phẩm.
- Những sản phẩm chủ yếu của nghề là gì?
Rất đa dạng, phong phú: bình, lư hương, ấm chén, chậu hoa, khay tra, tranh sứ.
- Vai trò, ý nghĩa của nghề đối với địa phương, xã hội như thế nào?
Nghề gốm Bát Tràng với hàng trăm năm lịch sử có ý nghĩa to lớn với địa phương và xã hội, tạo việc làm, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Làng gốm Bát Tràng một trong những điểm du lịch thu hút nhiều du khách đến đây để chiêm ngưỡng những thao tác khéo léo, tài hoa của người thợ gốm Việt Nam.
- Cô bác, anh chị có yêu thích nghề này không?
Mọi người rất yêu thích, nhiệt huyết với nghề.