Độ cao trên mực nước biển là số nguyên dương. Hạ xuống được biểu diễn là số nguyên âm. Lời giải bài tập, câu hỏi trả lời Hoạt động khám phá 6 trang 61 SGK Toán 6 Chân trời sáng tạo - Bài 3. Phép cộng và phép trừ hai số nguyên. Mũi khoan của một giàn khoan trên biển đang ở độ cao 5 m trên mực nước biển, chú công nhân điều khiển nó hạ xuống 10 m. Vậy mũi khoan ở độ cao nào sau khi hạ?...
a) Mũi khoan của một giàn khoan trên biển đang ở độ cao 5 m trên mực nước biển, chú công nhân điều khiển nó hạ xuống 10 m. Vậy mũi khoan ở độ cao nào sau khi hạ?
b) So sánh kết quả của hai phép tính sau:
\(5 - 2\) và \(5 + \left( { - 2} \right)\)
Độ cao trên mực nước biển là số nguyên dương.
Hạ xuống được biểu diễn là số nguyên âm.
Sử dụng phép cộng hai số nguyên
Advertisements (Quảng cáo)
a)
Độ cao trên mực nước biển là \(\left( { + 5} \right)\)
Giàn khoan bị hạ xuống được biểu diễn là \(\left( { - 10} \right)\).
Ta có: \(\left( { + 5} \right) + \left( { - 10} \right) = - \left( {10 - 5} \right) = - 5\)
Vậy mũi khoan ở 5 mét dưới mực nước biển.
b)
Ta có \(5 + \left( { - 2} \right) = 5 - 2 = 3\).