Trang chủ Lớp 6 Toán 6 Sách Chân trời sáng tạo Lý thuyết ôn tập chương 3: I. Hình thoi Hình thoi ABCD...

Lý thuyết ôn tập chương 3: I. Hình thoi Hình thoi ABCD có: Bốn đỉnh A, B, C, D. Bốn cạnh bằng nhau...

Hướng dẫn cách giải/trả lời lý thuyết ôn tập chương 3 - Bài tập cuối chương 3. Lý thuyết ôn tập chương 3...

I. Hình thoi

Hình thoi ABCD có:

- Bốn đỉnh A, B, C, D.

- Bốn cạnh bằng nhau:

- Hai cạnh đối AB và CD, AD và BC song song với nhau.

- Hai đường chéo AC và BD vuông góc với nhau.

Chu vi hình thoi cạnh a bằng độ dài cạnh nhân với bốn: C=4a

Diện tích hình thoi cạnh a bằng nửa tích hai đường chéo: S=m.n2

II. Hình vuông

Bốn cạnh bằng nhau: AB=BC=CD=DA;

Hai cạnh đối ABCD; ADBC song song với nhau;

Hai đường chéo bằng nhau: AC=BD;

Bốn góc ở các đỉnh A,B,C,D là góc vuông.

Chu vi hình vuông cạnh a là: C=4a

Diện tích hình vuông cạnh a là: S=a.a=a2.

III. Hình bình hành

Hình bình hành ABCD có:

- Bốn đỉnh A, B, C, D.

- Hai cặp cạnh đối diện bằng nhau: AB=CD;BC=AD.

- Hai cặp cạnh đối diện song song: AB song song với CD; BC song song với AD.

- Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.

- Hai góc ở các đỉnh A và C bằng nhau; hai góc ở các đỉnh B và D bằng nhau.

Chu vi hình bình hành : C=2(a+b).

Diện tích hình bình hành là: S=b.h

Trong đó b là cạnh, h là chiều cao tương ứng.

IV. Hình chữ nhật

Advertisements (Quảng cáo)

Hình chữ nhật ABCD có:

- Bốn đỉnh A, B, C, D

- Hai cặp cạnh đối diện bằng nhau: AB=CD;BC=AD.

- Hai cặp cạnh đối diện song song: AB song song với CD; BC song song với AD.

- Bốn góc ở đỉnh A, B, C, D bằng nhau và bằng góc vuông.

- Hai đường chéo bằng nhau và cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường

Chu vi của hình chữ nhật là: C=2(a+b);

Diện tích của hình chữ nhật là: S=a.b

Trong đó a, b là chiều dài và chiều rộng của HCN.

V. Hình thang cân

Hình thang cân MNPQ có:

Hai cạnh cạnh bên song song: MN song song với PQ.

- Hai cạnh bên bằng nhau: MQ=NP.

- Hai đường chéo bằng nhau: MP=NQ.

- Hai góc kề với cạnh cạnh bên PQ bằng nhau.

- Chu vi của hình thang bằng tổng độ dài các cạnh của hình thang đó.

- Diện tích của hình thang bằng tổng độ dài hai đáy nhân với chiều cao rồi chia đôi.

VI. Hình tam giác đều

Tam giác đều ABC có:

+ Ba cạnh bằng nhau: AB=BC=CA.

+ Ba góc ở các đỉnh A,B,C bằng nhau.

VII. Hình lục giác đều

Lục giác đều ABCDEF có:

- Sáu đỉnh A, B, C, D, E, F

- Sáu cạnh bằng nhau: AB=BC=CD=DE=EF.

- Sáu góc ở các đỉnh A, B, C, D, E, F bằng nhau.

- Ba đường chéo chính bằng nhau AD=BE=CF.

Advertisements (Quảng cáo)