1. Chuẩn bị
- Khi đọc văn bản thông tin, các em cần chú ý:
+ Văn bản triển khai thông tin theo cách nào?
+ Bố cục của văn bản gồm mấy phần? Nội dung chính của mỗi phần là gì?
+ Đối tượng nào được giới thiệu trong văn bản?
+ Người viết chia đối tượng thành mấy loại? Trong mỗi loại lớn có những loại nhỏ nào?
+ Qua văn bản, em hiểu thêm những gì về đối tượng được giới thiệu?
- Đọc trước văn bản Ghe xuồng Nam Bộ; tìm hiểu thêm về các phương tiện này
- Em biết những phương tiện đi lại nào mang tính đặc trưng của người dân ở mỗi vùng miền trên đất nước ta? Trong số đó, em thích phương tiện nào nhất? Vì sao?
Trả lời:
Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.
- Khi đọc văn bản thông tin, các em cần chú ý:
+ Văn bản triển khai thông tin theo cách phân loại đối tượng thành nhiều loại nhỏ để giới thiệu, giải thích
+ Bố cục của văn bản gồm 4 phần. Nội dung chính của mỗi phần là.
Đoạn 1: Từ đầu đến “chia thành nhiều loại”: Sự đa dạng của các loại ghe xuồng ở Nam Bộ
Đoạn 2: Tiếp theo đến “trong giới thương hồ”: Tác giả giới thiệu các loại xuồng và đặc điểm của từng loại
Đoạn 3: Tiếp theo đến “Bình Đại (Bến Tre) đóng: Tác giả giới thiệu các loại ghe và đặc điểm của từng loại
Đoạn 4: Còn lại: Giá trị của các loại ghe, xuồng đối với kinh tế và văn hóa của người dân Nam Bộ.
+ Đối tượng được giới thiệu trong văn bản là các loại ghe, xuồng ở Nam Bộ
+ Người viết chia đối tượng thành 2 loại lớn là ghe và xuồng? Trong mỗi loại lớn có những loại nhỏ sau: Xuồng có xuồng ba lá, xuồng năm lá, xuồng tam bản, xuồng vỏ gòn, xuồng độc mộc, xuồng máy,…Ghe có các loại là ghe bầu, ghe lồng, ghe chải, ghe cào tôm, ghe ngo, ghe hầu, ghe câu Phú Quốc, ghe cửa Bà Rịa, ghe lưới rừng Phước Hải
Advertisements (Quảng cáo)
+ Qua văn bản, em hiểu thêm về sự đa dạng, phong phú của các loại ghe, xuồng Nam Bộ.
- Đọc trước văn bản Ghe xuồng Nam Bộ; tìm hiểu thêm về các phương tiện này
- Một số phương tiện đặc trưng như: ghe, xuồng, cưỡi ngựa, cưỡi voi… Trong đó em thích nhất là phương tiện cưỡi voi của người dân Tây Nguyên vì mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống nơi đây, việc cưỡi voi còn đem đến những trải nghiệm thú vị và hấp dẫn.
2. Đọc hiểu
Câu 1: Phần 1 cho thấy bài viết sẽ triển khai ý tưởng và thông tin theo cách nào?
- Bài viết triển khai thông tin theo cách phân loại đối tượng thành nhiều loại nhỏ để giới thiệu, giải thích.
Câu 2: Trong phần 2 có mấy đối tượng được nhắc đến?
- Trong phần 2 có một đối tượng lớn được nhắc đến là xuồng và có các đối tượng nhỏ là xuồng có xuồng ba lá, xuồng năm lá, xuồng tam bản, xuồng vỏ gòn, xuồng độc mộc, xuồng máy
Câu 3: Chú ý các cước chú (i) và (ii) của văn bản
(i): Tam bản: Xuất xứ từ tiếng Hoa “xam pản”, người Pháp phiên âm thành “sampan” (cước chú của tác giả văn bản)
(ii): Chài: xuất xứ từ tiếng “Pok chài”của người Triều Châu, Trung Quốc (Pok: nhiều; chài:tải). Ghe chài: loại ghe có sức tải lớn (Cước chú của tác giả văn bản)
Câu 4: Phần 3 giới thiệu về loại phương tiện gì? Chú ý các loại nhỏ trong đó.
- Phần 3 giới thiệu về loại phương tiện ghe các loại nhỏ là ghe bầu, ghe lồng, ghe chải, ghe cào tôm, ghe ngo, ghe hầu, ghe câu Phú Quốc, ghe cửa Bà Rịa, ghe lưới rừng Phước Hải
Câu 5: Ở đoạn này, người viết có triển khai thông tin theo cách phân loại không?
- Ở đoạn này, người viết có triển khai thông tin theo cách phân loại.
Câu 6: Nội dung chính của phần 4 là gì?
- Giá trị của các loại ghe, xuồng đối với kinh tế và văn hóa của người dân Nam Bộ.
Câu 7: Các tài liệu tham khảo được tác giả xếp theo thứ tự nào?
- Các tài liệu tham khảo được tác giả xếp theo thứ tự từ tham khảo nhiều đến tham khảo ít.