Trả lời câu hỏi đọc hiểu bài Hội thi thổi cơm trang 106, 107, 108 SGK Ngữ văn 7 tập 1 Cánh diều
* Nội dung chính: Văn bản trình bày luật lệ, duy định, hình thức của một số hội thi nấu cơm trên cả nước: Thi nấu cơm ở hội Thị Cấm (Từ Liêm – Hà Nội), thi nấu cơm ở hội làng Chuông (Hà Nội), thi nấu cơm ở hội Từ Trọng (Hoằng Hóa, Thanh Hóa), thi nấu cơm ở hội Hành Thiện (Nam Định).
CH1. Tại sao đoạn mở đầu được in đậm? Nội dung chính của đoạn này là gì?
- Đoạn mở đầu được in đậm vì nó là nội dung chính của văn bản.
- Nội dung của đoạn này là giới thiệu Hội thi thổi cơm ở các vùng miền trên đất nước Việt Nam.
CH2. Bức ảnh minh họa cho nội dung gì?
- Bức ảnh minh họa cho hội thi nấu cơm, công đoạn làm lửa.
CH3. Chú ý các tiêu đề nhỏ được im đậm
Các tiêu đề nhỏ:
- Thi nấu cơm ở hội Thị Cấm (Từ Liêm – Hà Nội)
- Thi nấu cơm ở hội làng Chuông (Hà Nội)
- Thi nấu cơm ở hội Tự Trọng (Hoằng Hóa, Thanh Hóa)
- Thi nấu cơm ở hội Hành Thiện (Nam Định)
CH4. Chú ý quy định trong mỗi bước
Advertisements (Quảng cáo)
- Bước 1: thi làm gạo: Sau hồi trông lệnh, các đội đổ thóc vào xay, giã, giần, sàng. Đội nào có được gạo trắng trước nhất là thắng cuộc.
- Bước 2: Tạo lửa và lấy lửa: Tạo lửa từ hai thanh nứa già cọ vào nhau (khó nhất là khâu này) áp bùi nhùi rơm khô vào cho bén lửa. Người lấy nước cách đó khoảng một km, nước chứa sẵn trong bốn cái be bằng đồng, đợi người đến lấy mang về. Đội nào tạo được lửa và lấy được nước về đích trước thì đội đó thắng cuộc.
- Bước 3: Nấu cơm: Đội nào thổi được cơm chín dẻo, ngon và xong trước thì thắng cuộc. Cơm của đội đó được dùng để cúng thần.
CH5. Chú ý những điểm giống nhau và khác nhau của hội thi ở làng Chuông với các nơi khác.
- Giống nhau: Các hội thi đều có chung một tiêu chuẩn để đánh giá người thắng cuộc đó là cơm chín, dẻo, ngon.
- Khác nhau: Hội thi nấu cơm ở làng Chuông được chia thành 2 cuộc thi nhỏ
Cuộc thi của nữ:Người dự thi thực hiện trong một vòng tròn đường kính 1,5m. Quy ước là vừa thổi cơm vừa phải giữ một đứa trẻ chừng 7 - 8 tháng tuổi (không phải là con đẻ của người dự thi) và canh chừng một con cóc không để nó nhảy ra khỏi vòng tròn. Lửa lấy từ bùi nhùi rơm, nhóm củi, đặt bếp, trông đứa trẻ không được khóc và con cóc. Thời gian là cháy hết một nén hương. Cơm chín trước, dẻo ngon hơn là người thắng cuộc.
Cuộc thi của nam: Bếp đặt sẵn bên bờ một cái ao hay bờ đầm. Mỗi người dự thi một bếp. Sau hồi trống lệnh, các chàng trai bước xuống một cái thuyền nan, bơi bằng tay sang bờ bên kia, áp thuyền vào bờ và thực hiện hết thảy các việc trên thuyền bồng bềnh. Tay ướt vẫn phải đánh lửa, thổi nấu và giữ thuyền ổn định. Ai thổi được nồi cơm thơm dẻo ngon, xong trước là người thắng cuộc.
CH6. Địa điểm hội thi ở Từ Trọng có gì đặc biệt
Địa điểm hội thi ở Từ Trọng đặc biệt ở chỗ người dự thi ngồi trên thuyền thúng tại một đầm rộng, lộng gió.
CH7. Người dự thi và cách thi ở Hành Thiện có gì đặc biệt
- Người thi: Cuộc thi dành cho nam.
- Cách thi: Mỗi nhóm hai người, xếp thành hàng ngang. Một nguời buộc cành tre dài, dẻo dọc theo sống lưng ngọn cao hơn đầu, niêu đất có sẵn gạo và nước để nấu cơm treo trên ngọn cần về phía trước, người kia lo củi lửa và đun nấu. Sau hiệu lệnh, người nấu phải tạo lửa từ hai thanh nứa già, sau đó châm lửa vào cây đuốc hơ dưới đáy niêu cơm. Cả hai người đều cùng phải bước đi quanh sân đình. Hết tuần hương là lúc kết thúc cuộc thi. Nhóm nào có cơm chín dẻo, ngon là người thắng cuộc.