Trang chủ Lớp 7 Ngữ văn lớp 7 sách Cánh Diều Soạn bài Mẹ trang 44 Ngữ Văn lớp 7 Cánh diều

Soạn bài Mẹ trang 44 Ngữ Văn lớp 7 Cánh diều...

Trả lời câu hỏi chuẩn bị và đọc hiểu bài Mẹ trang 44, 45, 46 SGK Ngữ văn 7 tập 1 Cánh diều

1/ Chuẩn bị

CH1. Bài thơ được chia làm mấy khổ? Vần trong bài thơ được gieo như thế nào? Các dòng thơ được ngắt nhịp ra sao?

Trả lời:

– Bài thơ được chia làm 5 khổ.

–  Vần trong bài thơ được gieo theo vần chân cách.

–  Các dòng thơ được ngắt nhịp: 2/2, 1/3, 1/2/1.

CH2.  Bài thơ viết về ai và về điều gì? Ai là người đang bày tỏ cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ trong bài thơ?

Trả lời:

–  Bài thơ viết về người mẹ và về điều mẹ đã già khiến người con cảm thấy buồn thương.

–  Người đang bày tỏ cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ trong bài thơ là chủ thể trữ tình – tác giả.

 CH3. Bài thơ có những từ ngữ và biện pháp nghệ thuật nào đặc sắc? Tác dụng của chúng là gì?

Trả lời:

– Bài thơ có những từ ngữ đặc sắc như: Câu gần với giời – Mẹ thì gần đất, một miếng cau khô – Khô gầy như mẹ, Mây bay về xa…

– Các biện pháp nghệ thuật đặc sắc được sử dụng trong bài thơ là: So sánh, hoán dụ, nói giảm nói tránh, câu hỏi tu từ.

Advertisements (Quảng cáo)

– Tác dụng của chúng là: Nhằm tăng sức gợi cảm, gợi hình cho diễn đạt, tạo ấn tượng với người đọc về cảm xúc, hình ảnh trong tác phẩm.

CH4. Ngoài bài thơ Lượm của Tố Hữu (đã học ở lớp 6), em còn biết thêm bài thơ bốn chữ nào khác không? Đọc trước bài thơ Mẹ; tìm hiểu thêm về tác giả Đỗ Trung Lai.

Trả lời:

– Ngoài bài thơ Lượm của Tố Hữu, em còn biết các bài thơ bốn chữ khác như: Hạt gạo làng ta của Trần Đăng Khoa, Đồng dao mùa xuân của Nguyễn Khoa Điềm

– Đôi nét về nhà thơ Đỗ Trung Lai: Đỗ Trung Lai sinh năm 1950 tại xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây, nay là thành phố Hà Nội. Ông là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam và là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1991.

– Ông Tốt nghiệp khoa Vật lý, Đại học Quốc Gia Hà Nội. Nhà thơ Đỗ Trung Lai từng làm giáo viên trường Văn hoá quân đội, phóng viên rồi Phó trưởng phòng báo Quân đội Nhân dân cuối tuần. Ngoài làm thơ, làm báo, Đỗ Trung Lai còn vẽ tranh. Ông được nhận Giải thưởng Văn học Bộ Quốc phòng (1994) với tập thơ “Đêm sông Cầu”.

CH5. Mỗi khi nghĩ về mẹ, em thường có cảm xúc gì? Hãy chia sẻ cảm xúc đó với các bạn.

Trả lời:

Mẹ là người yêu em nhất trên cuộc đời này. Từ bé tới giờ, mẹ luôn là người quan tâm, lo lắng cho em. Đặc biệt, mẹ luôn yêu thương em một cách vô điều kiện. Vì tình yêu mẹ dành cho em nên em cảm thấy rất hạnh phúc và luôn biết ơn cũng như yêu quý, tự hào về mẹ.

2/ Đọc hiểu

Câu 1. Các từ ngữ nói về “mẹ” và “cau” ở khổ 1 và 2 có mối quan hệ với nhau như thế nào về nghĩa?

Các từ ngữ có mối quan hệ đối lập với nhau về nghĩa

Câu 2Dòng 18 dùng để hỏi hay bộc lộ cảm xúc?

Dùng để bộc lộ cảm xúc