Trang chủ Lớp 7 Ngữ văn lớp 7 sách Cánh Diều Soạn bài Người đàn ông cô độc giữa rừng trang 14 Ngữ...

Soạn bài Người đàn ông cô độc giữa rừng trang 14 Ngữ Văn lớp 7 Cánh diều...

Trả lời câu hỏi đọc hiểu bài Người đàn ông cô độc giữa rừng trang 14, 15, 16, 17, 18, 19 SGK Ngữ văn 7 tập 1 Cánh diều

Advertisements (Quảng cáo)

Tiếng kêu và hình ảnh của con vượn bạc má trong phần (1) gợi ra cảm giác về một bối cảnh như thế nào?

– Tiếng kêu và hình ảnh của con vượn bạc má trong phần (1) gợi ra cảm giác về một không gian hoang sơ.

Những chi tiết về nhà cửa, cách ăn mặc và tiếp khách,… gợi lên ấn tượng gì về chú Võ Tòng?

– Những chi tiết về nhà cửa, cách ăn mặc và tiếp khách,… gợi lên ấn tượng về chú Võ Tòng là một người có lối sống dân dã, phóng khoáng, gần gũi với thiên nhiên, là một người gan dạ.

Chỉ ra dấu hiệu về sự chuyển đổi ngôi kể.

Dấu hiệu về sự chuyển đổi ngôi kể:

– Đoạn trên đang là ngôi kể thứ nhất, người kể chuyện xưng “tôi” – An, gọi Võ Tòng là “chú”.

– Đoạn dưới người kể chuyện ngôi thứ ba, gọi Võ Tòng là “gã”.

Chuyện Võ Tòng đánh hổ hé mở điều gì về tính cách, cuộc đời nhân vật?

Advertisements (Quảng cáo)

Chuyện Võ Tòng đánh hổ hé mở về tính cách và cuộc đời của Võ Tòng:

– Cuộc đời: Cũng từng có vợ con, là người hiền lành, yêu quý vợ rất mực.

– Tính cách: thẳng thắn, bộc trực, gan dạ có chút liều lĩnh.

So sánh hành vi chống trả tên địa chủ ngang ngược với việc đánh hổ của Võ Tòng.

Hành vi chống trả tên địa chủ ngang ngược với việc đánh hổ của Võ Tòng đều thể hiện sự gan dạ, thẳng thắn và sức mạnh của Võ Tòng.

Câu nói cảm ơn trang trọng của ông Hai và lời đáp của chú Võ Tòng thể hiện điều gì?

Câu nói cảm ơn trang trọng của ông Hai và lời đáp của chú Võ Tòng thể hiện sự tôn trọng của hai người dành cho nhau.