Trang chủ Lớp 7 Ngữ văn lớp 7 sách Cánh diều Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta trang 37,...

Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta trang 37, 38 Văn 7 Cánh diều tập 2...

Hướng dẫn soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Trả lời câu hỏi đọc hiểu trang 37, 38, 39 SGK Ngữ Văn lớp 7 tập 2 sách Cánh diều

1. Chuẩn bị

- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.

- Khi đọc văn bản nghị luận xã hội, các em cần chú ý:

+ Văn bản viết về vấn đề gì của đời sống xã hội? Nhan đề văn bản có liên quan đến vấn đề ấy như thế nào?

+ Mục đích của văn bản này là gì?

+ Các ý kiến, lí lẽ và bằng chứng phục vụ cho mục đích của văn bản như thế nào?

- Đọc trước văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Tìm hiểu thêm các tư liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh và giai đoạn chống thực dân Pháp (1946 – 1954) của nhân dân ta để hiểu hơn hoàn cảnh ra đời, mục đích, ý nghĩa của văn bản.

- Khi đọc văn bản nghị luận:

+ Văn bản viết về vấn đề của đời sống xã hội là: tinh thần yêu nước, hành động yêu nước được thể hiện như thế nào. Nhan đề văn bản thể hiện trực tiếp nội dung, vấn đề đó.

+ Mục đích của văn bản: khẳng định lòng yêu nước của nhân dân và cổ vũ tinh thần kháng chiến của nhân dân ta.

+ Các ý kiến, lí lẽ và bằng chứng phục vụ làm sáng rõ cho mục đích của văn bản.

- Tác giả: 

+ Hồ Chí Minh sinh ngày 19-5-1890, trong một gia đình yêu nước ở Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An, Người là nhà yêu nước và nhà cách mạng vĩ đại, nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào quốc tế.

+ Sự nghiệp sáng tác:

++ Văn chính luận: các bài báo đăng trên báo Nhân đạo, Người cùng khổ, Tuyên ngôn độc lập, Bản án chế độ thực dân Pháp, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Lời kêu gọi chống Mĩ cứu nước

++ Truyện và kí: truyện ngắn viết bằng tiếng pháp đăng trên các báo ở Pa-ri (Lời than vãn của bà Trưng Trắc, Vi hành, Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu), Nhật kí chìm tàu

Advertisements (Quảng cáo)

++ Thơ ca: Nhật kí trong tù, chùm thơ sáng tác ở Việt Bắc và trong kháng chiến chống Pháp (Ca binh lính ca, Ca sợi chỉ...)

+ Đặc điểm thơ văn: Văn thơ Hồ Chí Minh là di sản tinh thần vô giá, là một bộ phận gắn bó hữu cơ với sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Người. Văn thơ của Người có tác dụng to lớn đối với quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam, đồng thời có vị trí đặc biệt quan trọng trong lịch sử và đời sống tinh thần của dân tộc

- Giai đoạn chống thực dân Pháp (1946 – 1954): Đây là giai đoạn kế tục và phát triển sự nghiệp Cách mạng Tháng Tám: “Đánh phản động thực dân Pháp xâm lược – Giành thống nhất và độc lập”. Và cũng trong giai đoạn này chúng ta tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân, dựa vào sức mình là chính, thực hiện kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài.

2. Đọc hiểu

Câu 1: Vai trò của phần 1 là gì?

- Phần 1 có vai trò mở bài vì tác giả giới thiệu được vấn đề: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.

Câu 2: Việc liệt kê tên các nhân vật lịch sử ở phần 2 có tác dụng gì?

- Việc liệt kê tên các nhân vật lịch sử ở phần 2 có tác dụng: để chứng minh cho lời khẳng định ở phần mở bài, làm tăng sức hấp dẫn thuyết phục người đọc/ người nghe.

Câu 3: Chỉ ra lí lẽ và bằng chứng trong phần 2.

Lí lẽ và bằng chứng trong phần 2:

Lí lẽ

Bằng chứng

- Lịch sử có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân

- Đồng bào ngày nay cũng rất yêu nước

- Bà Trưng, bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Quang Trung…

- Các cụ già, em nhỏ, dân miền ngược miền xuôi…ai cũng yêu nước ghét giặc…. Bộ đội bám giặc, hậu phương nhịn đói để phần tiền tuyến; công nhân tăng gia sản xuất…

Câu 4: Nội dung của phần 3 là gì?

- Nội dung của phần 3 là: Giải thích rõ khái niệm và kêu gọi mọi người tuyên truyền, hành động yêu nước.