Câu 1: Chú ý tình huống, địa điểm, thời gian của câu chuyện.
- Thời gian: Một buổi trưa lung linh
- Địa điểm
+ Ở Chúp, bên kia bờ Cửu Long Giang
+ Ở nhà một người bạn Nam Kỳ
- Tình huống: Nhân vật tôi nằm nghỉ trưa ở nhà người bạn, trước không gian trưa vắng lặng và âm thanh tiếng ru quen thuộc.
- Cảnh vật: “Một cách cửa bếp còn mở ….xanh dịu trên rèm cửa”
Câu 2: Từ “nạo” trong câu: “Tiếng võng đưa kẽo kẹt như nạo vào hồn.” diễn tả được những điều gì
- Từ “nạo” trong câu: “Tiếng võng đưa kẽo kẹt như nạo vào hồn.” diễn tả âm thanh tiếng võng cọ sát vào tâm hồn tôi, mang đến những cảm giác bồi hồi, da diết.
Advertisements (Quảng cáo)
Câu 3: Tại sao tiếng hát ru lại khiến nhân vật “tôi” nhớ nhà?
- Tiếng hát ru nhắc nhân vật “tôi” nhớ đến những kỉ niệm ngày xưa ở ngôi nhà của mình, nhớ thầy, mẹ, vú em.
Câu 4: Tiếng hát ru đã giúp “tôi” nhận ra điều gì?
- Tiếng hát ru đã giúp “tôi” nhận ra rằng: “Thì ra tôi phải đi mất hàng ngàn cây số mới nhận thấy ở giữa gia đình người cái hạnh phúc hằng ngày vẫn có ở chính trong gia đình tôi.”
Câu 5: Chú ý địa điểm và thời gian được nói đến trong câu hát ru.
- Địa điểm: “nước non Cao Bằng”
- Thời gian: “khi đi trúc mọc măng/ Khi về trúc đã cao bằng ngọn tre”.
Câu 6: Nhân vật “tôi” thấy hình ảnh gì của quê hương qua tiếng hát ru?
- Nhân vật “tôi” thấy hình ảnh của quê hương qua tiếng hát ru là: “Những làng tre xanh trên ruộng lúa, với các cô thôn nữ khăn mỏ quạ, những đêm trăng trai gái hát trống quân, những đêm trèo ngày vào đám, tất cả cuộc sống nhịp nhàng, đơn sơ, đầy thi vị ngoài đồng ruộng, trong thôn xóm, tất cả những cái gì rất đẹp của quê hương đều lần lượt hiện về trong lòng tôi vì câu hát”