Trang chủ Lớp 7 Ngữ văn lớp 7 sách Chân trời sáng tạo Soạn bài Ôn tập bài 2 Bài học cuộc sống trang 53...

Soạn bài Ôn tập bài 2 Bài học cuộc sống trang 53 Văn 7 Chân trời sáng tạo...

Hướng dẫn làm bài 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 trang 53 SGK Ngữ Văn lớp 7 tập 1 sách Chân trời sáng tạo. Giải bài Ôn tập bài 2 Bài học cuộc sống - Văn 7 CTST

Bài 1 trang 53 SGK Văn 7 chân trời sáng tạo

Dựa vào đâu để em khẳng định rằng Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi, Hai người bạn đồng hành và con gấu, Chó sói và chiên con là truyện ngụ ngôn?

Để khẳng định Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi, Hai người bạn đồng hành và con gấu, Chó sói và chiên con là truyện ngụ ngôn em đã dựa vào những đặc điểm tiêu biểu nhất của truyện ngụ ngôn như: nhân vật, đề tài, sự kiện, cốt truyện, tình huống, không gian và thời gian. Từ đó xác định được, những câu chuyện trên có đầy đủ các điều kiện cần và đủ để trở thành truyện ngụ ngôn

Bài 2 trang 53 Văn 7 tập 1 chân trời sáng tạo

Cái nhìn hạn hẹp của nhân vật con ếch và các ông thầy bói đã mang lại hậu quả như thế nào? Bài học chung có thể rút ra từ hai truyện Ếch ngồi đáy giếng  Thầy bói xem voi là gì?

- Cách nhìn hạn hẹp của nhân vật con ếch và các ông thầy bói đã mang lại hậu quả không mấy tốt đẹp:

+ Con ếch thì bị trâu đi qua dẫm bẹp

+ Các ông thầy bói thì đánh nhau toác đầu chảy máu, thương tật đầy mình

- Bài học chung có thể rút ra từ hai truyện Ếch ngồi đáy giếng và Thầy bói xem voi là: Cần cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan mà nên khiêm tốn học hỏi

Bài 3 trang 53 Văn 7 tập 1

Trong hai truyện Hai người bạn đồng hành và con gấuChó sói và chiên con, em thích truyện nào hơn? Vì sao?

Em thích truyện Hai người bạn đồng hành và con gấu hơn vì đây là câu chuyện này đã giúp em nhận ra được bài học sâu sắc về tình bạn khi hoạn nạn. Không chỉ vậy truyện còn đề cao trí thông minh của con người khi người bạn ở dưới đất đã vờ chết để tránh khỏi sự hung dữ của con gấu

Bài 4 trang 53 Văn 7 chân trời sáng tạo tập 1

a. Khi viết một bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật/sự kiện lịch sử, em cần lưu ý đến những điều gì?

b. Tìm trong bài văn em mới viết một vài đoạn văn, câu văn mà theo em là nên dùng dấu chấm lửng, chỉnh sửa và đặt dấu chấm lửng sao cho phù hợp.

a. Khi viết một bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật/ sự kiện lịch sử, em cần lưu ý:

- Sự kiện được kể lại trong văn bản là có thật và liên quan đến nhân vật/ sự kiện lịch sử

- Sử dụng người kể chuyện ngôi thứ nhất (xưng “tôi”) thuật lại sự việc theo một trình tự hợp lí

- Sử dụng chi tiết, thông tin chọn lọc, tin cậy về sự việc, nhân vật/ sự kiện

- Sử dụng yếu tố miêu tả trong bài viết

- Kết hợp kể chuyện với miêu tả một cách hợp lí, tự nhiên

- Bố cục bài viết cần đảm bảo: mở bài, thân bài, kết bài

b. Câu văn theo em nên dùng dấu chấm lửng là:

- Câu văn: Ông là một vị vua hiền minh, đức độ và vô cùng thương yêu dân chúng. (Trích trong bài văn Viết bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em có dịp tìm hiểu từ tiết học trước)

- Sửa lại: Ông là một vị vua hiền minh, đức độ,... và vô cùng thương yêu dân chúng.

=> Tác dụng: Biểu đạt ý còn nhiều đức tính của vua Trần Nhân Tông chưa được liệt kê hết

Advertisements (Quảng cáo)

Bài 5 trang 53 Văn 7 tập 1

Cho biết:

a. Nên chuẩn bị và trình bày bài nói kể lại một truyện ngụ ngôn thế nào cho hấp dẫn?

b. Có thể rèn luyện khả năng sử dụng và thưởng thức những cách nói thú vị, dí dỏm trong khi nói và nghe bằng cách nào?

a.

- Chuẩn bị:

+ Xác định đề tài, người nghe, mục đích, không gian và thời gian nói

+ Tìm ý, lập dàn ý cho bài nói

- Trình bày:

+ Tìm cách mở đầu và kết thúc sao cho hấp dẫn như: xem lại ảnh, một bức tranh, một câu tục ngữ,... liên quan đến truyện ngụ ngôn sắp kể

+ Lựa chọn từ ngữ phù hợp với văn nói

+ Nói to, rõ, hào hứng, tự nhiên

+ Phân bố thời gian nói hợp lí

b. Có thể rèn luyện khả năng sử dụng và thưởng thức những cách nói thú vị, dí dỏm trong khi nghe bằng cách:

- Nhấn mạnh tính hài hước trong câu chuyện.

- Sử dụng hình thức chế, nhại.

- Sử dụng cách chơi chữ, nói quá, so sánh

Bài 6 trang 53 Văn 7 tập 1 CTST

Nêu một số điểm cần lưu ý khi sử dụng dấu chấm lửng.

Một số điểm cần lưu ý khi sử dụng dấu chấm lửng:

- Cần sử dụng dấu chấm lửng đúng nơi, đúng chỗ và đúng mục đích của từng câu.

- Không nên đặt dấu chấm lửng sai vị trí, tránh làm sai lệch ý câu văn .

Ví dụ: Đừng đánh cờ...đánh bạc con nhé!

Ở đây là giọng người bố đã yếu, nói ngập ngừng ngắt quãng chứ không phải là dấu ngắt câu, khuyên người con không nên đánh cờ mà nên đánh bạc.

- Sử dụng dấu chấm lửng đúng công dụng của nó

Bài 7 trang 53 Văn 7 tập 1 chân trời sáng tạo

Nêu bài học sâu sắc nhất mà em rút ra được từ một hay một số truyện ngụ ngôn.

Qua các tình huống, câu chuyện, nhân vật trong truyện ngụ ngôn, có thể học được những bài học kinh nghiệm, triết lý sâu sắc, cách nhìn nhận sự việc, con người một cách toàn diện và bao quát nhất, đúc kết được những cách phòng thân và thái độ khi ứng xử trong cuộc sống