Hướng dẫn làm bài 1, 2, 3 , 4 trang 22, 23 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 2 sách Kết nối tri thức: Củng cố mở rộng bài 6 Bài học cuộc sống - Văn 7 KNTT
Bài 1 trang 22 Văn 7 tập 2 KNTT
Kẻ bảng vào vở theo mẫu sau và điền thông tin phù hợp:
Phương diện so sánh |
Truyện ngụ ngôn |
Tục ngữ |
Loại sáng tác | ||
Nội dung | ||
Dung lượng văn bản |
Phương diện so sánh |
Truyện ngụ ngôn |
Tục ngữ |
Loại sáng tác | Sáng tác dân gian | Sáng tác dân gian |
Nội dung | Dùng cách ẩn dụ hoặc nhân hóa loài vật, con vật hay kể cả con người để thuyết minh cho một chủ đề luân lý, triết lý một quan niệm nhân sinh hay một nhận xét về thực tế xã hội hay những thói hư tật xấu của con người. | Là những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội), được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hằng ngày. |
Dung lượng văn bản | văn vần hoặc văn xuôi, dung lượng của truyện thường không dài. | ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh |
Bài 2 trang 22 Văn 7 tập 2 KNTT
Sưu tầm và ghi lại những câu tục ngữ em đã nghe hoặc đọc vào vở hay một cuốn sổ nhỏ (nên chia các câu tục ngữ đó theo nhóm chủ đề).
I. Tục ngữ về thầy cô
1. Tiên học lễ, hậu học văn
2. Nhất tự vi sư, bán tự vi sư
3. Không thầy đố mày làm nên
4. Một kho vàng không bằng một nang chữ
5. Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học
6. Người không học như ngọc không mài
7. Trọng thầy mới được làm thầy
8. Một gánh sách không bằng một giáo viên giỏi
9. Thầy giáo là đường tinh, học sinh là đường đã lọc.
10. Mồng một tết cha, mồng ba tết thầy
II. Tục ngữ về học tập
1. Học là học biết giữ giàng
Biết điều nhân nghĩa biết đàng hiếu trung.
2. Làm người mà được khôn ngoan
Cũng nhờ học tập mọi đường mọi hay
Nghề gì đã có trong tay
Mai sau rồi cũng có ngày ích to.
3. Học là học để làm người
Biết điều hơn thiệt biết lời thị phi.
4. Học trò học hiếu học trung
Học cho đến mực anh hùng mới thôi.
III. Tục ngữ về thiên nhiên về sản xuất và lao động
1. Con trâu là đầu cơ nghiệp
2. Chuồng gà hướng đông cái lông chẳng còn
Advertisements (Quảng cáo)
3. Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
Bay cao thì nắng bay vừa thì râm.
4. Đầu năm gió to, cuối năm gió bấc
5. Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối
6.Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt
7. Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đầy nước.
IV. Tục ngữ về kinh nghiệm sản xuất của ông cha ta
1. Tấc đất tấc vàng
2. Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền
3. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.
4. Nhất thì, nhì thục.
5. Thứ nhất cày nỏ, thứ nhì bỏ phân.
6. Tốt giếng tốt má, tốt mạ tốt lúa.
7. Trồng tre đất sỏi, trồng tỏi đất bồi.
Bài 3 trang 23 Văn 7 tập 2 KNTT
Hãy viết đoạn văn (khoảng 8 – 10 câu) nêu những điều tốt đẹp em đã tiếp nhận được sau khi đọc những chuyện ngụ ngôn, tục ngữ và thành ngữ trong bài học này.
Người ta chỉ mất hai năm để học nói, nhưng mất cả đời để học nghe, bởi vậy lắng nghe có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống của con người. Lắng nghe không chỉ đơn thuần là nghe người khác nói, mà còn là “lắng”, tức là là hiểu, đồng cảm, cảm nhận, sẻ chia với người khác trong cuộc sống. Con người cần phải biết lắng nghe vì đó là biểu hiện của biết chia sẻ, đồng cảm…Khi lắng nghe con người có thể hiểu biết hơn về người khác, có sự đồng cảm, đồng điệu, bao dung, giúp đỡ họ, có thể thấy được những nhận xét, đánh giá của người khác về bản thân, có cái nhìn khách quan, toàn diện về bản thân. Từ đó phát huy mặt mạnh và hạn chế, khắc phục mặt yếu. Không chỉ lắng nghe người khác mỗi người còn cần phải lắng nghe chính mình. Lắng nghe để cảm nhận bản thân, biết bản thân muốn gì, thấu hiểu chính con người mình. Vậy nên hãy biết lắng nghe mọi người xung quanh và lắng nghe chính mình để có một cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc.
Bài 4 trang 23 Văn 7 tập 2 KNTT
Hãy kể lại một truyện ngụ ngôn mà ý nghĩa của nó có gắn với một thành ngữ.
Có năm ông thầy bói mù nhân buổi ế hàng đã rủ nhau cùng chung tiền biếu người quản voi để có thể xem hình thù con voi trông như thế nào. Chợt nghe người ta rằng nói có voi đi qua, năm thầy bói bèn chung nhau tiền biếu người quản voi, xin cho voi dừng lại để cùng xem thử hình thù của con voi như thế nào. Năm ông thầy bói, chẳng ai nói với ai câu nào, đều tiến lại gần con voi và bắt đầu sờ. Nhưng trớ trêu thay, mỗi thầy chỉ sở vào một bộ phận của con voi. Thầy thì sờ ngà, thầy thì sờ tai, thầy sờ chân, thầy sờ đuôi. Tất cả các thầy đều cảm thấy vui vẻ khi lần đầu được thấy voi. Các thầy sờ một cách rất cần thận, và bằng cảm nhận của mình, họ đều đưa ra những nhận xét riêng.
Thầy sờ vòi bảo rằng:
- Tưởng con voi nó như thế nào, hoá ra nó sun sun giống như con đỉa.
Thầy sờ ngà thì bảo:
- Không phải! Con voi nó dài dài như cái đòn càn.
Thầy sờ tai bảo:
- Đâu có! Nó trông bè bè như cái quạt thóc.
Thầy sờ chân cãi lại:
- Ai bảo? Trông nó sừng sững như cái cột đình.
Thầy sờ đuôi lại nói rằng:
- Các thầy nói đều sai cả. Con voi nó tua tủa như cái chổi sể cùn.
Năm thầy, không thầy nào chịu thua, ai cũng cho mình nói đúng, không ai chịu ai, thành ra xô xát với nhau, đánh nhau toác đầu chảy máu.
Như vậy đấy các bạn ạ, câu chuyện ngụ ngôn “Thầy bói xem voi” khôn chỉ là một câu chuyện cười mà nó còn để lại cho chúng ta những bài học sâu sắc đó là: “Khi nhìn nhận bất cứ một vấn đề nào chúng ta cần nhìn một cách toàn diện và tổng thể các mặt của một vấn đề, không nên có cái nhìn phiến diện để kết luận về một sự vật”. Bên cạnh đó, câu chuyện còn nhắc nhở chúng ta nên học cách lắng nghe ý kiến của người khác.