Trang chủ Lớp 7 SBT Khoa học tự nhiên 7 - Chân trời sáng tạo Khi hoạt động mạnh, nhiệt độ cơ thể tăng cao, cơ thể...

Khi hoạt động mạnh, nhiệt độ cơ thể tăng cao, cơ thể sẽ tiết ra mồ hôi để làm mát. Theo em...

Nước là chất lỏng không màu, không mùi, không vị, sôi ở 100oC và đông đặc ở 0oC Hướng dẫn cách giải/trả lời 28.9 - Bài 28: Vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật SBT Khoa học tự nhiên (KHTN) lớp 7 - Chân trời sáng tạo.

Câu hỏi/bài tập:

Khi hoạt động mạnh, nhiệt độ cơ thể tăng cao, cơ thể sẽ tiết ra mồ hôi để làm mát. Theo em, tại sao việc tiết mồ hôi có thể làm giảm nhiệt độ cơ thể?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Nước là chất lỏng không màu, không mùi, không vị, sôi ở 100oC và đông đặc ở 0oC. Nước là dung môi hòa tan nhiều chất, có tính dẫn điện và dẫn nhiệt.

Nước được cấu tạo từ các phân tử nước, mỗi phân tử nước được cấu tạo từ một nguyên tử oxygen và hai nguyên tử hydrogen. Do có hai đầu tích điện trái dấu nhau nên phân tử nước có tính phân cực. Vì vậy, các phân tử nước có thể liên kết với nhau và liên kết với các phân tử phân cực khác.

Advertisements (Quảng cáo)

Nước là thành phần chủ yếu cấu tạo nên tế bào cơ thể sinh vật. Nước có vai trò rất quan trọng trong các hoạt động sống của sinh vật như: điều hòa thân nhiệt, dung môi hòa tan và vận chuyển các chất, nguyên liệu và môi trường diễn ra các phản ứng chuyển hóa.

Các chất dinh dưỡng có vai trò cung cấp nguyên liệu cấu tạo nên các thành phần của tế bào, giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển; cung cấp năng lượng; tham gia điều hòa các hoạt động sống của tế bào và cơ thể.

Answer - Lời giải/Đáp án

Trong mồ hôi, nước chiếm khoảng 98%. Khi nước trong mồ hôi bay hơi sẽ mang theo nhiệt của cơ thể giúp làm giảm nhiệt độ bề mặt cơ thể.