Trang chủ Lớp 7 SBT Khoa học tự nhiên 7 - Chân trời sáng tạo Một học sinh làm một nam châm điện đơn giản như sau:...

Một học sinh làm một nam châm điện đơn giản như sau: Vật liệu: Một đinh sắt dài 10 cm, dây điện nhỏ dài 2 m (có vỏ bọc) ... Em có đồng ý với kết luận trên hay không?...

Hướng dẫn trả lời 21.9 - Bài 21. Nam châm điện - SBT Khoa học tự nhiên (KHTN) lớp 7 Chân trời sáng tạo.

Câu hỏi/bài tập:

Một học sinh làm một nam châm điện đơn giản như sau:

Vật liệu: Một đinh sắt dài 10 cm, dây điện nhỏ dài 2 m (có vỏ bọc), 3 viên pin, công tắc điện, một số ghim giấy bằng sắt.

- Dùng dây điện quấn xung quanh đinh sắt khoảng 30 vòng.

- Dùng nguồn điện gồm 1 viên pin mắc vào hai đầu dây dẫn, quan sát số ghim giấy mà đinh sắt hút được.

- Thay bằng nguồn điện gồm 2 viên pin, so sánh số ghim giấy mà đinh sắt hút được so với trường hợp dùng 1 viên pin.

Advertisements (Quảng cáo)

- Thay bằng nguồn điện gồm 3 viên pin, so sánh số ghim giấy mà đinh sắt hút được so với 2 trường hợp trên.

Từ thí nghiệm, học sinh này rút ra kết luận: Lực từ của nam châm điện càng mạnh khi dòng điện qua ống dây dẫn quấn quanh đinh sắt càng lớn.

Em có đồng ý với kết luận trên hay không?

Answer - Lời giải/Đáp án

Em đồng ý với kết luận đó.

(Vì: Để tăng độ mạnh của lực hút, người ta tăng độ mạnh (cường độ) của dòng điện.)

Advertisements (Quảng cáo)