Trang chủ Lớp 7 SBT Khoa học tự nhiên 7 - Chân trời sáng tạo Một học sinh xác định độ cao của cột điện vào một...

Một học sinh xác định độ cao của cột điện vào một ngày trời nắng...

Giải và trình bày phương pháp giải 15.10 - Bài 15. Ánh sáng - tia sáng - SBT Khoa học tự nhiên (KHTN) lớp 7 Chân trời sáng tạo.

Câu hỏi/bài tập:

Một học sinh xác định độ cao của cột điện vào một ngày trời nắng. Học sinh này lần lượt đo chiều dài bóng đổ của một cái cọc cắm thẳng đứng có độ cao là 1m và bóng của cột điện trên mặt đất. Kết quả đo chiều dài bóng của cọc và bóng cột điện lần lượt là 0,6 m và 4,5 m. Trình bày cách xác định độ cao của cột điện trong thí nghiệm nói trên của học sinh. Biết rằng các tia sáng từ Mặt Trời chiếu tới mặt đất được coi là chùm sáng song song.

Answer - Lời giải/Đáp án

Ta có minh họa cột điện và cọc như hình dưới đây:

Dùng thước vẽ đoạn AB dài 1 cm biểu diễn cái cọc (ứng với độ cao 1 m của cọc).

- Vẽ cái bóng AO của cọc AB trên mặt đất: AO = 0,6 cm.

Advertisements (Quảng cáo)

- Nối BO, đó là đường truyền ánh sáng từ Mặt Trời. Lấy CO dài 4,5 m biểu diễn cái bóng của cột đèn.

- Vẽ đoạn CD cắt đường BO kéo dài tại D, CD biểu diễn chiều cao của cột điện.

- Từ hình vẽ, ta có tam giác OAB đồng dạng với tam giác OCD, có hệ thức đồng dạng như sau:

ta tính được: CD = 7,5 m.

Vậy chiều cao của cột điện thực tế là 7,5 m.