9.1
Tại sao cách đo tốc độ trong phòng thí nghiệm không phải là cách đo trực tiếp?
- Vì trong phòng thí nghiệm, người ta đo độ dài quãng đường chuyển động s và đo thời gian t, rồi tính vận tốc theo công thức \(v = \frac{s}{t}\) , nên đây không phải là cách đo trực tiếp.
9.2
Một bạn đo tốc độ đi học của mình bằng cách sau:
- Đếm bước đi từ nhà đến trường;
- Đo thời gian đi bằng đồng hồ bấm giây;
- Tính tốc độ bằng công thức \(v = \frac{s}{t}\);
Biết số bước bạn đó đếm được là 1212 bước, mỗi bước trung bình dài 0,5m và thời gian đi là 10 phút. Tính tốc độ đi của bạn đó.
- Tính quãng đường từ nhà đến trường.
- Tính tốc độ theo công thức \(v = \frac{s}{t}\)
Đổi 10 phút = 600 s
Tổng độ dài quãng đường bạn HS đã đi là:
s = 1212 . 0,5 = 606 (m)
Tốc độ đi của bạn đó là:
\(v = \frac{s}{t} = \frac{{606}}{{600}} = 1,01(m/s) = 3,636(km/h)\)
9.3
Camera của một thiết bị bắn tốc độ ghi được thời gian một ô tô chạy từ vạch mốc 1 sang vạch mốc 2, cách nhau 10 m là 0,50s. Hỏi ô tô có vượt quá tốc độ cho phép là 60km/h không?
- Tính tốc độ theo công thức \(v = \frac{s}{t}\)
- So sánh : + Nếu v > 60km/h => vượt quá tốc độ cho phép.
+ Nếu v < 60km/h => không vượt quá tốc độ cho phép.
Tốc độ của ô tô là:
\(v = \frac{s}{t} = \frac{{10}}{{0,5}} = 20(m/s) = 72(km/h)\)
Vì v = 72 km/h > 60 km/h => Ô tô chạy vượt quá tốc độ cho phép.
9.4
Sau đây là bảng ghi kết quả tốc độ của một ô tô đồ chơi chạy trên một tấm ghỗ đặt nằm nghiêng dài 60 cm.
Lần đo |
Quãng đường Advertisements (Quảng cáo) (cm) |
Thời gian đi (s) |
1 |
60 |
1,65 |
2 |
60 |
1,68 |
3 |
60 |
1,7 |
a) ĐCNN trên thước và đồng hồ bấm giây dùng trong thí nghiệm này là bao nhiêu?
b) Tính độ lớn trung bình của kết quả đo tốc độ ra m/s và km/h.
- ĐCNN là khoảng cách giữa hai vạch chia liên tiếp trên dụng cụ đo.
- Tính tốc độ theo công thức \(v = \frac{s}{t}\)
- Đổi đơn vị: 1km/h = 5/18 m/s
a) ĐCNN của thước là 1cm, ĐCNN của đồng hồ là 0,01s.
b)
Lần đo |
Tốc độ (m/s) |
Tốc độ (km/h) |
1 |
0,346 |
1,310 |
2 |
0,357 |
1,258 |
3 |
0,353 |
1,271 |