Câu hỏi/bài tập:
Một người đặt mắt tại điểm M trước gương phẳng để quan sát ảnh của bức tường phái sau lưng (h17.2).
a) Vẽ hình chỉ ra khoảng PQ trên tường mà người đó quan sát được.
b) Nếu tiến lại gần gương thì khoảng PQ tăng lên hay giảm đi?
- Nguyên tắc chung: để quan sát được ảnh của vật qua gương thì tia sáng tới xuất phát từ vật, chiếu vào gương phải cho tia phản xạ đi vào mắt người quan sát.
- Ảnh và vật đối xứng với nhau qua gương phẳng.
Advertisements (Quảng cáo)
a) Cách xác định vùng nhìn thấy của mắt.
- Dựng đường thẳng đối xứng với tường qua gương (G).
- Từ vị trí đặt mắt, nối với mép trên và mép dưới của gương, cắt đường thẳng trên lần lượt tại P’ và Q’.
- Trên tường xác định 2 điểm: P đối xứng với P’ qua gương, Q đối xứng với Q’ qua gương.
=> PQ chính là khoảng rộng trên tường mà mắt nhìn thấy được qua gương.
b) Nếu tiến lại gần gương thì khoảng PQ tăng lên do góc tạo bởi hai tia giới hạn của chùm phản xạ chiếu vào mắt mở rộng hơn.