Trang chủ Lớp 7 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Chân trời sáng tạo Câu nào thể hiện rõ nhất ý tưởng chính của đoạn kí...

Câu nào thể hiện rõ nhất ý tưởng chính của đoạn kí sự?...

Lời giải bài tập, câu hỏi Bài 2 - Bài 21: Vùng đất phía Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Chân trời sáng tạo.

Câu hỏi/bài tập:

Dựa vào đoạn kí sự được trích trong tác phẩm Chân Lạp phong thổ ký mô tả vùng đất Nam Bộ vào thế kỉ XIII:

“Sông này có hàng chục ngả, nhưng ta chỉ có thể vào được cửa thứ tư, các ngả khác có nhiều bãi cát thuyền lớn không đi được. Nhìn lên bờ chúng tôi thấy toàn là cây mây cao vút, cổ thụ, cát vàng, lau sậy trắng, thoáng qua không dễ gì biết được lối vào, thế nên các thuỷ thủ cho rằng rất khó mà tìm đúng cửa sông.

...Vào nửa đường trong cửa sông, người ta mới thấy lần đầu cảnh đồng ruộng bỏ hoang, không có một gốc cây nào. Xa hơn tầm mắt chỉ toàn là cỏ kế rờn rờn. Hàng trăm hàng ngàn trâu rừng tựu họp từng bày trong vùng này”. (Chu Đạt Quan, Chân Lạp phong thổ ký, bản dịch Lê Hương, NXB Ki nguyên mới, Sài Gòn,

1973, trang 80)

Hãy khoanh tròn vào chữ cái ứng với ý đúng.

1. Chu Đạt Quan mô tả về

A. lũ lụt ở một vùng đất.

B. cuộc sống ở một vùng đất.

Advertisements (Quảng cáo)

C. cảnh hoang vu không có sự hiện diện của con người.

D. cách đi vào bằng đường sông.

Trả lời: Chọn C

2. Câu nào thể hiện rõ nhất ý tưởng chính của đoạn kí sự?

A. Sông này có hàng chục ngả nhưng người ta chỉ có thể vào được ngả thứ tư.

B. Xa hơn tầm mắt chỉ toàn là cỏ kê rờn rờn. Hàng trăm hàng ngàn trâu rừng họp từng bầy.

C. Các thuỷ thủ cho rằng rất khó mà tìm đúng cửa sông.

D. Nhìn lên bờ chúng tôi thấy toàn là cây mây cao vút.

Trả lời: B

Advertisements (Quảng cáo)