Câu hỏi/bài tập:
Dựa vào hai tư liệu dưới đây và trả lời các câu hỏi:
Kế sách “vây thành, diệt viện”:
Bàn về kế sách đánh giặc, Lê Lợi nói: “Đánh thành là hạ sách. Ta đánh thành bền vững hàng năm hàng tháng không hạ được, khi ấy quân ta sức mỏi chí nhụt, nếu viện binh của giặc lại đến thì trước mặt, sau lưng đều bị tấn công, đó là con đường nguy hiểm. Chi bằng nuôi sức quân, mài giũa tinh thần sắc bén, để đợi viện binh của giặc. Viện binh giặc bị phá thì thành giặc nhất định phải hàng. Như thế là nhất cử lưỡng tiện, là mưu chước vẹn toàn.
(Đại Việt sử ký toàn thư, tập 2, Sđd, trang 275)
Chiến lược “tâm công”:
...Nguyễn Trãi nhân danh nghĩa quân Lam Sơn
, nhân danh Lê Lợi viết thư dụ hàng gửi cho các tướng chỉ huy quân Minh như Trần Trí, Sơn Thọ, Phương Chính, Lý An, Thái Phúc, Đà Trung, Vương Thông và các ngụy quan cao cấp như Trần Phong, Lương Nhữ Hốt,... Qua các thư từ đó, Nguyễn Trãi đã tiến hành một cuộc đấu tranh tâm lý với kẻ thù một cách có hệ thống, bền bỉ và hiệu quả. Rất nhiều thành luỹ của quân Minh bị thu phục bởi chính sách dụ hàng. Đầu Đinh Mùi (1427), quân tướng nhà Minh trong các thành Tân Bình, Thuận Hoá, Nghệ An, Diễn Châu, Điêu Diêu đã lần lượt nộp thành đầu hàng. Sau đó, các thành Thị Cầu, Tam Giang cũng chịu ra hàng.
(Viện Khoa học Xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh, Lịch sử Việt Nam tập 3,
Advertisements (Quảng cáo)
NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2006, trang 237)
1. Em hiểu như thế nào về kế sách "vây thành, diệt viện”?Trả lời:
"Vây thành, diệt viện” có nghĩa là:
- Vây ép, cô lập hoàn toàn địch trong thành, buộc chúng phải kéo viện binh chiến lược để giải cứu, tạo điều kiện cho ta tiêu diệt lớn lực lượng địch, kết thúc chiến tranh.
- Nhận định, đánh giá đúng tình hình, xác định chính xác mục tiêu tiến công chủ yếu để đánh trận quyết định, kết thúc chiến tranh.
- Vận dụng cách đánh linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với tình hình để tiêu diệt lớn viện binh địch.
2. Chiến thuật "tâm công” do Nguyễn Trãi đề xướng đã góp công lao gì trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
Trả lời:
Nguyễn Trãi đề cao nghệ thuật “tâm công”. Ông đã viết hàng chục lá thư dụ hàng quân Minh, mở đường sống cho quân Minh sau đó cấp thuyền, xe và lương thực cho quân Minh rút về nước. Ông coi trọng đánh vào tinh thần, tư tưởng quân địch, làm suy sụp ý chí chiến đấu của chúng, thực hiện “không đánh mà thắng, tích cực kêu gọi ngụy quân, ngụy quyền - những người lầm đường lạc lối quay về với chính nghĩa và mở lượng khoan hồng đối với quân địch thất bại, giữ tình hòa hiếu lâu dài giữa hai nước.