Câu hỏi/bài tập:
Dựa vào đoạn tư liệu dưới đây và trả lời các câu hỏi:
Trước đây, Hưng Đạo Vương có người nô là Dã Tượng và Yết Kiêu, đối xử rất hậu. Khi quân Nguyên tới, Yết Kiêu giữ ở Bãi Tân (một địa điểm trên sông Lục Nam), Dã Tượng thì đi theo. Đến lúc quan quân thua trận, thuỷ quân tan cả. (Hưng Đạo) Vương định rút theo lối chân núi.
Dã Tượng nói: “Yết Kiêu chưa thấy Đại Vương thì nhất định không dời thuyền”. Vương đến Bãi Tân, chỉ có thuyền Yết Kiêu vẫn còn ở đó. Vương mừng lắm, nói: “Chim hồng hộc muốn bay cao phải nhờ sáu trụ đánh. Nếu không có sáu chiếc trụ cánh ấy thì cũng là chim thường mà thôi”.
Nói xong cho chèo thuyền đi, kị binh giặc đuổi theo không kịp.
(Đại Việt sử ký toàn thư, tập 2, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1998, trang 51)
1. Em hiểu Trần Hưng Đạo là người như thế nào qua đoạn tư liệu trên?
Trả lời:
Advertisements (Quảng cáo)
Ông là một vị vua biết đối nhân xử thể, không phân cấp bậc với các người nô của mình. Ông công nhận những thành tích mà hai người đã tạo ra và góp công trong trận chiến.
2. Nêu ý nghĩa câu nói của Trần Hưng Đạo: “Chim hồng hộc muốn bay cao tất phải nhờ ở sáu trụ xương cánh. Nếu không có sáu trụ xương cánh ấy thì cũng chỉ như chim thường mà thôi.”
Trả lời:
Câu này ý muốn so sánh Yết Kiêu và Dã Tượng với những cánh chim hồng hộc.
Mặc dù xuất phát với thân phận gia nô nhưng Yết Kiêu và Dã Tượng có công rất lớn trong công cuộc đánh đuổi giặc ngoại xâm. Họ được sánh ngang với các bậc hào kiệt, những vị tướng nổi tiếng thời Trần.
3.Qua tư liệu trên, em rút ra nguyên nhân nào đã dẫn đến thắng lợi của quân dân nhà Trần trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên?
Trả lời:
Ngoài công lao lớn lao hiển hách của những vị tướng vĩ đại dẫn đến thành công của cuộc chiến ta không thể không kể đến những công lao của những con người tuy thấp bé nhưng cũng là một trong những lý do khiến cuộc khởi nghĩa ấy có thể thành công.