Câu hỏi/bài tập:
Hình ảnh dưới đây là loại hình nghệ thuật dân gian nào của Việt Nam? Ra đời trong thời kì nào? Nêu hiểu biết của em về loại hình nghệ thuật này.
Advertisements (Quảng cáo)
Múa rối nước (hay còn gọi là trò rối nước) là một loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian truyền thống độc đáo, ra đời từ nền văn hóa lúa nước nhưng được hình thành và phát triển vào triều đại nhà Lý (1010-1225). Từ một nghệ thuật mang yếu tố dân gian, múa rối nước đã trở thành một nghệ thuật truyền thống, một sáng tạo đặc biệt của người Việt.
Nghệ thuật trò rối nước có những đặc điểm khác với múa rối thông thường: dùng mặt nước làm sân khấu (gọi là nhà rối hay thủy đình), phía sau có phông che (được gọi là tấm y môn) tạo sân khấu biểu diễn múa rối nước y như ban thờ lớn ở Đình, chùa của người Việt, xung quanh trang trí cờ, quạt, voi, lọng, cổng hàng mã... trên "sân khấu” là những con rối (được làm bằng gỗ) biểu diễn nhờ sự điều khiển của những người phía sau phông thông qua hệ thống sào, dây... Biểu diễn rối nước không thể thiếu những tiếng trống, tiếng pháo phụ trợ.