Giá bán ra của 4 loại cổ phiếu A, B, C, D vào cuối ngày 31/12 các năm 2020 và 2021 được cho ở biểu đồ sau.
Bà Thủy chọn mua ngẫu nhiên 1 trong 4 loại cổ phiếu trên vào ngày 1/6/2021.
Tính xác suất của các biến cố sau khi so sánh giữa hai thời điểm trên:
A: “Cổ phiếu được chọn có giá bán ra giảm”;
B: “Cổ phiếu được chọn có giá bán ra tăng hơn 5000 đồng”;
C: “Cổ phiếu được chọn có giá bán ra tăng hơn 25%”;
Advertisements (Quảng cáo)
Xem biến cố nào là biến cố không thể, biến cố nào là biến cố chắc chắn để từ đó tính xác suất của mỗi biến cố.
Cổ phiếu A có giá bán ra tăng: \(41025 - 34570 = 6455\) đồng và tăng \(\frac{{6455}}{{34570}}.100\% = 18,7\% \)
Cổ phiếu B có giá bán ra tăng: \(5770 - 5670 = 1000\) đồng và tăng \(\frac{{1000}}{{5670}}.100\% = 1,76\% \)
Cổ phiếu có giá bán ra tăng: \(35102 - 34565 = 537\) đồng và tăng \(\frac{{537}}{{34565}}.100\% = 1,55\% \)
Cổ phiếu D có giá bán ra giảm: \(12980 - 12345 = 668\) đồng và giảm \(\frac{{668}}{{12983}}.100\% = 5,15\% \)
- Chỉ có cổ phiếu D có giá bán ra giảm trong 4 cố phiếu được bán ra nên \(P(A) = \frac{1}{4}\)
- Chỉ có cổ phiếu A có giá bán ra tăng hơn 5000 đổng nên \(P(B) = \frac{1}{4}\)
- Không có cổ phiếu nào được chọn có giá bán ra tăng hơn 25% nên biến cố C là biến cố không thể. Vậy \(P(C) = 0\).